Dầu thô Brent giảm 4 cent xuống 92,77 USD/thùng. Hợp đồng giao tháng 12 hết hạn vào thứ Hai ở mức 94,83 USD/thùng, giảm 1%.
Dầu thô (WTI) của Mỹ giảm 18 cent, tương đương 0,2% xuống 86,35 USD/thùng.
Nhà phân tích Tina Teng của CMC Markets cho biết: “Với việc Trung Quốc tuân thủ chính sách không COVID, thông tin triển vọng nhu cầu dầu giảm đã làm lu mờ kỷ lục về dữ liệu xuất khẩu dầu của Mỹ từ tuần trước.
Các hạn chế nghiêm ngặt về đại dịch đã khiến hoạt động nhà máy của Trung Quốc giảm trong tháng 10 và cắt giảm hàng nhập khẩu từ Nhật Bản và Hàn Quốc.
Nhà kinh doanh dầu độc lập lớn nhất thế giới Vitol cũng nói rằng họ có dấu hiệu suy giảm nhu cầu dầu, các nhà phân tích của ANZ Research cho biết trong một lưu ý.
Gây sức ép lên giá dầu, sản lượng dầu của Mỹ đã tăng lên gần 12 triệu thùng/ngày (bpd) trong tháng 8, cao nhất kể từ khi bắt đầu đại dịch COVID-19, ngay cả khi các công ty dầu đá phiến cho biết họ không kỳ vọng sản lượng sẽ tăng tốc trong những tháng tới.
Điều đó có khả năng dẫn đến việc tồn trữ dầu thô của Mỹ tăng trong tuần tính đến ngày 28/10 khoảng 300.000 thùng, trong khi tồn kho xăng và sản phẩm chưng cất dự kiến sẽ giảm, một cuộc thăm dò sơ bộ của Reuters cho thấy.
Giá dầu Brent và WTI đã kết thúc vào tháng 10 tăng, đánh dấu mức tăng hàng tháng đầu tiên kể từ tháng 5 sau khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các nước sản xuất lớn OPEC+ công bố kế hoạch cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày.
OPEC đã nâng dự báo nhu cầu dầu thế giới trong trung và dài hạn. Theo OPEC, nhu cầu dầu mỏ của thế giới sẽ đạt 103 triệu thùng/ngày vào năm 2023, tăng 2,7 triệu thùng/ngày so với năm 2022 và tăng 1,4 triệu thùng/ngày so với dự báo được đưa ra vào năm ngoái.
OPEC cũng nâng dự báo nhu cầu trong trung hạn (đến năm 2027) thêm 2 triệu thùng/ngày.
OPEC dự báo đến năm 2030, nhu cầu dầu mỏ trung bình của thế giới là 108,3 triệu thùng/ngày, và đến năm 2045 là 109,8 triệu thùng/ngày. Hai con số này đều cao hơn so với dự báo được đưa ra vào năm 2021.
Trong báo cáo, OPEC cho rằng tình trạng hạn chế nguồn cung sẽ kéo dài trong trung hạn, với sản lượng của OPEC trong năm 2027 sẽ thấp hơn mức của năm 2022, trong khi nguồn cung của các nước không thuộc OPEC sẽ tăng lên. Mặc dù vậy, tổ chức này cũng lạc quan rằng về triển vọng trong dài hạn, cho rằng dầu mỏ vẫn là nhiên liệu hàng đầu trong số những nguồn năng lượng cơ bản trên toàn cầu.
 

Nguồn: VITIC/Reuters