Dầu thô Brent giảm 59 cent, tương đương 0,5%, ở mức 83,57 USD/thùng. Dầu thô Mỹ (WTI) tăng 78 US cent, tương đương 1,02%, ở mức 77,12 USD/thùng.
Tina Teng, nhà phân tích tại CMC Markets cho biết: “Đồng USD mạnh lên và gây sức ép lên giá dầu trong phiên giao dịch châu Á hôm nay, khiến thị trường dầu quay đầu giảm so với mức phục hồi của ngày hôm qua”.
Các nhà giao dịch đang chờ đợi biên bản cuộc họp mới nhất của Cục Dự trữ Liên bang, dự kiến diễn ra vào thứ Tư, vì dữ liệu về lạm phát cơ bản đã làm tăng nguy cơ duy trì lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn.
Với việc nhập khẩu dầu của Trung Quốc có thể đạt mức cao kỷ lục vào năm 2023 và nhu cầu từ Ấn Độ, nước nhập khẩu dầu lớn thứ ba thế giới, tăng mạnh trong bối cảnh nguồn cung bị thắt chặt, thị trường đang dõi theo chính sách tiền tệ và tiêu thụ dầu của nước lớn nhất thế giới.
Các nhà phân tích cho rằng giá dầu có thể tăng trong những tuần tới do nguồn cung thiếu hụt và nhu cầu phục hồi, bất chấp những trở ngại ngắn hạn như việc Mỹ tăng lãi suất.
Edward Moya, một nhà phân tích tại OANDA cho biết: “Nhu cầu của Trung Quốc đối với dầu thô của Nga đã trở lại mức trước khi cuộc xung đột giữa Nga và Ucraine xảy ra.
Nga có kế hoạch cắt giảm sản lượng dầu 500.000 thùng mỗi ngày (bpd), tương đương khoảng 5% sản lượng của nước này, vào tháng 3 sau khi phương Tây áp đặt giá trần đối với dầu và các sản phẩm dầu của Nga.

 

Giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng tại Mỹ giảm 7%

Giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng tại Mỹ giảm 7% xuống mức thấp nhất gần 29 tháng vào thứ Ba, do dự báo thời tiết ôn hòa hơn và nhu cầu sưởi ấm vào tuần tới thấp hơn so với dự kiến trước đó.

Giá khí đốt giao tháng 3 trên Sàn giao dịch hàng hóa New York (NYMEX) đã giảm 16,0 cent, tương đương 7%, xuống 2,12 USD/mmBTU, mức thấp nhất kể từ tháng 9 năm 2020.

Refinitiv cho biết sản lượng khí đốt trung bình ở 48 bang của Mỹ đã giảm từ 98,3 bcfd trong tháng 1 xuống 97,4 bcfd cho đến nay trong tháng 2, sau khi thời tiết cực lạnh hồi đầu tháng 2 làm đóng băng các giếng dầu và khí đốt ở một số lưu vực sản xuất. Con số đó so với kỷ lục hàng tháng là 99,8 bcfd vào tháng 11 năm 2022.

Refinitiv dự báo nhu cầu khí đốt của Mỹ, bao gồm cả xuất khẩu, sẽ tăng từ 118,9 tỷ feet khối (bcf) trong tuần này lên 122,6 bcfd vào tuần tới. Những dự báo đó thấp hơn so với triển vọng của Refinitiv vào thứ Sáu.

 

Nguồn: VITIC/Reuter