Dầu thô Brent giao sau giảm 1,12 USD, tương đương 1,2%, xuống 91,71 USD/thùng, sau khi giảm 3% trong phiên trước. Dầu thô Mỹ giảm 1,25 USD tương đương 1,4% xuống 85,63 USD/thùng.
Giá dầu đã tăng mạnh vào thứ Hai sau khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước sản xuất lớn được gọi là OPEC +, quyết định cắt giảm sản lượng 100.000 thùng/ngày trong tháng 10/2022.
Chính sách không COVID nghiêm ngặt của Trung Quốc đã khiến các thành phố bị phong tỏa, hạn chế sự di chuyển của người dân và nhu cầu dầu mỏ tại quốc gia tiêu thụ lớn thứ hai thế giới.
Các nhà phân tích của ANZ Research cho biết: “Ngày càng có nhiều chủng virus lây nhiễm đang làm dấy lên lo ngại rằng các nhà chức trách sẽ buộc phải đóng cửa các khu vực thường xuyên hơn khi Trung Quốc kiên trì với chiến lược không COVID”, các nhà phân tích của ANZ Research cho biết.
Các nhà đầu tư cũng đang theo dõi các đợt tăng lãi suất nữa để kiềm chế lạm phát. Ngân hàng Trung ương châu Âu dự kiến sẽ tăng lãi suất mạnh khi nhóm họp vào thứ Năm. Sau cuộc họp của ECB, một cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 21 tháng 9.
Đồng USD tăng mạnh, tăng khoảng 0,5% nhờ dữ liệu tích cực hơn của ngành dịch vụ Mỹ, cũng gây áp lực lên giá dầu. Dầu được định giá bằng đồng USD, vì vậy đồng bạc xanh mạnh hơn khiến giá dầu trở nên đắt hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác.
Tồn trữ dầu thô tại Cục Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược Mỹ (SPR) đã giảm 7,5 triệu thùng trong tuần tính từ ngày 2 tháng 9 xuống 442,5 triệu thùng, mức thấp nhất kể từ tháng 11 năm 1984, theo dữ liệu từ Bộ Năng lượng.
Báo cáo hàng tuần về hàng tồn kho của Mỹ từ Viện Dầu khí Mỹ và Cơ quan Thông tin Năng lượng sẽ được công bố lần lượt vào thứ Tư và thứ Năm.
Trung Quốc: Nhu cầu dầu tại Trung Quốc giảm 30 nghìn thùng/ngày trong tháng 6/2022 so với cùng kỳ năm trước, cải thiện so với mức giảm 0,3 triệu thùng/ngày trong tháng 5/2022, giảm 0,75 triệu thùng/ngày trong tháng 4/2022, sau khi tăng nhẹ 0,1 triệu thùng/ngày trong tháng 3/2022 và tăng trưởng mạnh 0,5 triệu thùng/ngày trong tháng 02/2022 và 0,8 triệu thùng/ngày trong tháng 01/2022. Nhu cầu giảm do Trung Quốc áp dụng các biện pháp hạn chế do Covid-19.
Nhu cầu Naphtha tăng 0,09 triệu thùng/ngày so với năm trước do nhu cầu của ngành công nghiệp hóa dầu tăng.
Tuy nhiên, các nhiên liệu dùng cho giao thông vận tải chính đã bị ảnh hưởng bởi việc áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại do Covid-19, nhu cầu xăng và nhiên liệu bay vẫn bị ảnh hưởng bởi việc giảm các chuyến bay nội địa và quốc tế do lây lan biến chủng Covid mới. Theo Cục thống kê và phân tích quốc gia Trung Quốc, doanh thu trong ngành hàng không dân dụng vẫn giảm so với cùng kỳ năm trước.
Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, nhập 8,79 triệu thùng/ngày trong tháng Bảy, tăng từ mức thấp kỷ lục bốn năm trong tháng Sáu, nhưng vẫn giảm 9,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các ca nhiễm Covid-19 gia tăng tại một số thành phố lớn của Trung sẽ tác động tới nhu cầu dầu mỏ Trung Quốc năm 2022. Dự báo nhu cầu dầu mỏ năm 2022 chỉ tăng 0,4 triệu thùng/ngày, từ mức tăng 1,0 triệu thùng/ngày trong năm 2021.
Ấn Độ: Nhu cầu dầu của Ấn Độ vẫn ổn định ở mức 0,7 triệu thùng/ngày trong tháng 6/2022, tăng khoảng 16% so với cùng kỳ năm 2021. Các hoạt động xã hội - kinh tế của Ấn Độ tăng trở lại từ khi các biện pháp hạn chế do Covid-19 được dỡ bỏ đã hỗ trợ cho nhu cầu xăng dầu.
Trong năm 2021, nhu cầu dầu của Ấn Độ phục hồi đáng kể, gần mức đạt được trước đại dịch vào năm 2019, được hỗ trợ bởi nền kinh tế vĩ mô ổn định, mặc dù những lo ngại về lạm phát đang được chính phủ giải quyết. Trong năm 2022, với dự kiến tăng trưởng kinh tế 7,2% và sẽ nhanh chóng ngăn chặn được biến thể Omicron Covid-19, nhu cầu dầu dự kiến sẽ phục hồi. Lưu lượng giao thông đã tăng trở lại, nhu cầu xăng và dầu diesel sẽ tăng dựa trên triển vọng kinh tế tiếp tục phát triển và nhu cầu về nhiên liệu vận tải. Lĩnh vực công nghiệp phát triển sẽ hỗ trợ cho nhu cầu dầu diesel, LPG và naphtha, nhu cầu về nhiên liệu máy bay sẽ tăng chậm.
OECD Châu Âu: Nhu cầu dầu trong tháng 5/2022 không thay đổi so với tháng đó, được thúc đẩy bởi sự phục hồi trong lĩnh vực giao thông vận tải.
Dự báo các chỉ số kinh tế vĩ mô của OECD châu Âu, bao gồm cả sản xuất công nghiệp sẽ phục hồi vào nửa cuối năm 2022. Do đó nhu cầu dầu mỏ dự đoán sẽ tăng được hỗ trợ bởi lĩnh vực giao thông vận tải và nhiên liệu công nghiệp.
Dự báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA): Cơ quan Năng lượng Quốc tế nâng dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ trong năm 2022 do giá khí đốt tự nhiên tăng cao khiến một số nước chuyển sang sử dụng dầu, nâng triển vọng nhu cầu dầu năm 2022 thêm 380.000 thùng/ngày.
Dự báo của OPEC: Trong năm 2021, nhu cầu dầu toàn cầu tăng 5,7 triệu thùng/ngày, đạt 96,92 triệu thùng/ngày, trong đó nhu cầu dầu của OECD tăng 1,79 triệu thùng/ngày và khu vực ngoài OECD tăng 1,58 triệu thùng/ngày so với cùng kỳ năm trước đó.
Nhu cầu dầu trong năm 2022 tăng 3,10 triệu thùng/ngày so với năm 2021 lên trung bình 100,03 triệu thùng/ngày, giảm 260.000 thùng/ngày so với dự báo trước. Trong quý I/2022, nhu cầu dầu thế giới ghi nhận mức tăng mạnh, chủ yếu do kinh tế hồi phục mạnh mẽ được hỗ trợ bởi các chương trình kích thích kinh tế và nới lỏng các biện pháp hạn chế do Covid-19. Các điều chỉnh nhu cầu giảm trong quý II, III và IV năm 2022 dựa trên dự báo kinh tế hiện tại có khả năng ảnh hưởng đến nhu cầu dầu mỏ thế giới.