Thị trường dầu mỏ đã chịu áp lực trong những tuần gần đây do khả năng chi phí vay của Mỹ cao hơn trong thời gian dài hơn, điều này có khả năng gây hạn chế nguồn vốn và ảnh hưởng đến tiêu dùng dầu thô.
Thông tin từ Cục Dự trữ Liên bang củng cố kỳ vọng lãi suất sẽ ở mức cao hơn trong thời gian dài hơn.
Giá dầu Brent giảm 3 US cent, tương đương 0,04%, xuống 81,83 USD/thùng, trong khi dầu thô Mỹ (WTI) giảm 10 US cent, tương đương 0,13%, xuống 77,81 USD/thùng.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Dallas Lorie Logan cho biết bà vẫn lo lắng về rủi ro lạm phát tăng bất chấp việc nới lỏng gần đây, cảnh báo rằng ngân hàng trung ương Mỹ cần phải linh hoạt khi theo dõi dữ liệu và xác định cách ứng phó.
Yeap Jun Rong, chiến lược gia thị trường của IG, cho biết thị trường đang thận trọng trước khi công bố thước đo chính về lạm phát của Mỹ vào thứ Sáu. Báo cáo tháng 4 về chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE).
Trong khi đó, tồn kho dầu thô của Mỹ giảm 4,2 triệu thùng xuống 454,7 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 24 tháng 5, Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA) cho biết hôm thứ Năm.
Tuy nhiên, lượng xăng tồn kho ở Mỹ lại tăng so với kỳ vọng rằng nhu cầu sẽ cao hơn trước kỳ nghỉ cuối tuần kéo dài của Ngày Tưởng niệm, báo hiệu sự bắt đầu của mùa lái xe mùa hè. EIA cho biết tồn kho tăng 2 triệu thùng trong tuần lên 228,8 triệu thùng so với kỳ vọng giảm 400.000 thùng.
OPEC+ đang nghiên cứu để thống nhất tại cuộc họp vào Chủ nhật, cho phép nhóm này gia hạn một số đợt cắt giảm sản lượng dầu sđến năm 2025.
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ do Saudi Arabia dẫn đầu và các đồng minh gọi chung là OPEC+, hiện đang cắt giảm sản lượng 5,86 triệu thùng mỗi ngày, tương đương khoảng 5,7% nhu cầu toàn cầu.

Diễn biến giá dầu Brent

ĐVT: USD/thùng

Nguồn: Vinanet/Reuters