Dầu thô Brent tăng 49 US cent, tương đương 0,7%, lên 71,84 USD/thùng, mức cao nhất kể từ tháng 9/2019. Giá đã tăng 1,6% vào thứ tư.
Giá dầu thô Mỹ (WTI) tăng 44 US cent, tương đương 0,6%, lên 69,27 USD/thùng. Giá trước đó đã tăng lên tới 69,32 USD, mức cao nhất kể từ tháng 10/2018, sau khi tăng 1,5% trong phiên trước đó.
Các nhà dự báo thị trường, bao gồm Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các nhà sản xuất lớn, được gọi là OPEC +, là nhu cầu dầu sẽ vượt quá nguồn cung trong nửa cuối năm 2021, điều này đã thúc đẩy đà tăng giá gần đây.
Giá dầu được hỗ trợ bởi quyết định của nhóm OPEC+, vẫn sẽ duy trì sản lượng và thỏa thuận như từng đưa ra trước đây cho đến tháng 7, dự kiến đưa 2,1 triệu thùng/ngày trở lại thị trường đến tháng 7 theo quyết định đưa ra hồi tháng 4. Bên cạnh đó, nhóm cũng khẳng định tốc độ sản xuất sẽ được quyết định theo các cân đối cung - cầu dầu thô trên thị trường với khả năng nguồn cung dầu của Iran sẽ trở lại thị trường.
Dữ liệu của OPEC + cho thấy nhu cầu dầu vào cuối năm sẽ là 99,8 triệu thùng/ ngày (bpd) so với nguồn cung là 97,5 triệu thùng/ngày.
Sự tái cân bằng này sẽ được dẫn dắt bởi nhu cầu phục hồi ở Mỹ, nước sử dụng dầu lớn nhất thế giới, từ việc tiêu thụ nhiên liệu tăng trong mùa hè này, cùng với nhu cầu nhiên liệu tăng ở Trung Quốc, nước tiêu thụ dầu lớn thứ hai thế giới, và ở Anh khi nước này thoát khỏi COVID- 19.
Nhà phân tích hàng hóa của CBA Vivek Dhar cho biết: "Mùa lái xe ở Mỹ là khoảng thời gian chứng kiến mức tiêu thụ nhiên liệu cao hơn bình thường. Giao thông ở Anh hiện đang ở trên mức trước đại dịch", nhà phân tích hàng hóa của CBA, Vivek Dhar cho biết. "Chúng tôi tiếp tục chứng kiến sự phục hồi nhu cầu dầu dẫn đầu bởi Mỹ, Châu Âu và Trung Quốc."
(OPEC) cùng các nhà sản xuất lớn ngoài khối OPEC+ ngày 1/6 đã nhất trí duy trì tốc độ nới lỏng dần kế hoạch kiểm soát nguồn cung dầu hiện có.