Giá dầu Brent giảm 32 cent, tương đương 0,4%, xuống mức 79,07 USD/thùng, trong khi dầu thô Mỹ (WTI) giảm 33 cent, tương đương 0,5%, ở mức 73,56 USD.
Cả hai loại dầu đều tăng khoảng 3% trong tuần sau khi tăng chưa đến 1% vào tuần trước. Tuy nhiên, mức tăng có thể bị hạn chế do những lo ngại về triển vọng nguồn cung có thể gia tăng sau khi Angola rút khỏi Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), điều có thể làm ảnh hưởng đến sự thống nhất của nhóm này.
Nhà phân tích John Evans của PVM cho biết: “Việc tạm dừng cung cấp trực tiếp không phải là lý do duy nhất khiến giá dầu bị ảnh hưởng bởi tình hình Biển Đỏ; giá cước vận tải và chi phí bảo hiểm đang tăng lên”.
Tại Mỹ, chỉ số lạm phát thấp hơn dự kiến, khiến nhà đầu tư lạc quan rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ giảm chi phí đi vay vào năm tới.
Lãi suất thấp hơn làm giảm chi phí vay tiêu dùng, điều này có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nhu cầu về dầu.
Kỳ vọng rằng Fed có nhiều khả năng cắt giảm lãi suất vào năm tới cũng giúp đồng USD giảm, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 7 so với rổ tiền tệ khác trong ngày thứ hai liên tiếp.
Đồng USD yếu hơn có thể thúc đẩy nhu cầu dầu bằng cách làm cho nhiên liệu trở nên đắt hơn đối với người mua sử dụng các loại tiền tệ khác.

Diễn biến giá dầu Brent

ĐVT: USD/thùng

Nguồn: VITIC/Reuters