Dầu thô Brent tăng 3,74 USD, tương đương 3,5%, lên 111,67 USD/thùng, kéo dài mức tăng 1,2% vào thứ Sáu tuần trước.
Giá dầu thô Mỹ (WTI) tăng 3,98 USD, tương đương 3,8%, lên 108,68 USD, kéo dài mức tăng 1,7% vào thứ Sáu tuần trước.
Báo cáo mới nhất của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các nước sản xuất lớn OPEC+, cho thấy một số nhà sản xuất vẫn đang thiếu hạn ngạch nguồn cung đã thỏa thuận.
Chuyên gia phân tích Helima Croft của ngân hàng đầu tư RBC Capital cảnh báo sự gián đoạn trong hoạt động xuất khẩu dầu của Nga có thể sẽ kéo dài. Trong khi đó, công ty tư vấn FGE cho biết lượng dầu dự trữ trên đất liền tại các nước chủ chốt hiện thấp hơn 39,9 triệu thùng so với mức trung bình trong cùng kỳ giai đoạn 2017-2019 và thấp hơn 45 triệu thùng so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi đó, tại Mỹ, các công ty năng lượng vẫn đang gặp khó khăn trong việc gia tăng số giàn khoan hoạt động, bất chấp giá dầu tăng mạnh.

Trước tình hình đó, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã hối thúc các chính phủ ngay lập tức thực thi các biện pháp nhằm cắt giảm mức tiêu thụ dầu trên toàn cầu trong vài tháng tới, do lo ngại cuộc xung đột tại Ukraine sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung năng lượng toàn cầu.

Saudi Arabia là nhà cung cấp dầu thô hàng đầu của Trung Quốc

Saudi Arabia giành lại vị trí là nhà cung cấp dầu thô hàng đầu cho Trung Quốc trong hai tháng đầu năm 2022.
Dữ liệu từ Tổng cục Hải quan cho biết, Trung Quốc nhập khẩu lượng dầu thô của Saudi Arabia đạt 14,61 triệu tấn, tương đương 1,81 triệu thùng/ngày (bpd), giảm so với 1,86 triệu thùng/ngày so với cùng kỳ năm trước.
Trung Quốc nhập khẩu từ Nga đạt 12,67 triệu tấn trong hai tháng, tương đương 1,57 triệu thùng/ngày, so với 1,72 triệu thùng/ngày trong 2 tháng năm 2021.
 

Nguồn: VITIC