nghìn tỷ?
Chuyện ở KSB - khi ông Võ Trường Thành không còn là ẩn số
Bất chấp những nỗ lực cắt giảm phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch, dẫn đầu là Mỹ, giá than vẫn bất ngờ tăng hơn 30% trong bốn tháng qua.
Nguyên nhân chính dẫn tới sự đảo chiều trên thị trường là do Trung Quốc – nhà sản xuất đồng thời là thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới đã có những động thái tác động lên toàn ngành.
Trong 7 tháng qua, chính phủ Trung Quốc đã đóng cửa nhiều khu mỏ và bắt buộc giảm sản lượng để giải quyết tình trạng thừa cung cũng như ngăn chặn những vấn đề liên quan đến ô nhiếm môi trường. Bắc Kinh cũng không thông qua hoạt động khai thác tại ccs mỏ mở cho đến ít nhất năm 2019. Những động thái trên khiến sản lượng than giảm 560 triệu tấn và 7.250 khu mỏ đóng cửa trong 5 năm năm qua.


 

Nhu cầu than tại Trung Quốc giảm mạnh

Những biện pháp trên cũng khiến sản lượng than trong quý 2 năm nay giảm 14% xuống còn 809,3 triệu tấn, theo dữ liệu của ngân hàng ANZ. Do sản lượng trong nước bị cắt giảm, nhập khẩu than cũng tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái lên gần 60 triệu tấn. Theo Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia Trung Quốc, sản lượng than của nước này giảm kỷ lục 9,7% so với cùng kỳ năm ngoái và chạm mức 1,63 tỷ tấn.
Ngoài gia, nguồn cung từ Indonesia bị gián đoạn càng tăng thêm sức ảnh hưởng của những biện pháp can thiệp từ Bắc Kinh.
Các chỉ số giá than tại cả châu Á và châu Âu đều tăng hơn 30% kể từ tháng tư. Tuy nhiên, giá than hiện tại vẫn còn khá xa mức đỉnh của năm 2011 khi lần lượt chạm mức 140 USD và 160 USD mỗi tấn.
Tuy nhiên, dự báo giá than trên thị trường thế giới sẽ không giữ được đà tăng dài hạn do Trung Quốc đang tích cực giảm sử dụng than và sử dụng năng lượng thay thế.
Nguồn: Nhật Linh/Người đồng hành