Ngân hàng cho biết giá dầu ít có khả năng tăng vọt trong mùa đông này với việc Trung Quốc tiêu thụ ít hơn dự kiến trước đó, xuất khẩu của Nga gần bằng mức trước.
Goldman dự kiến thị trường dầu mỏ sẽ kết thúc quý hiện tại với mức thặng dư 1,6 triệu thùng mỗi ngày (bpd), trong khi nhu cầu thấp hơn theo mùa sẽ khiến quý đầu tiên của năm 2023 có mức thặng dư 1,3 triệu thùng/ngày.
Dự báo nhu cầu toàn cầu sẽ tăng 2 triệu thùng/ngày vào năm 2023, khi Trung Quốc mở cửa trở lại và du lịch quốc tế phục hồi.
Trong năm 2023, Goldman dự báo giá dầu Brent trung bình 98 USD/thùng và WTI ở mức 92 USD/thùng, giảm so với dự báo trước đó là 110 USD đối với dầu Brent và 105 USD/thùng đối với WTI.
Trong hai quý cuối cùng của năm 2023, Goldman cho biết họ dự đoán giá dầu Brent sẽ tăng lên 100-105 USD/thùng, vẫn thấp hơn so với dự báo trước đó là 110 USD/thùng.
Dự kiến giá sẽ tăng vào năm 2024, với Brent trung bình là 105 USD/thùng và WTI là 99 USD/thùng.
Tính đến thời điểm hiện tại giá dầu thô Brent đã giảm hơn 40% so với mức đỉnh tháng 3 là 139 USD/thùng.
Trong một lưu ý khác, Goldman cho biết bất chấp tình trạng giá giảm gần đây, dầu sẽ vẫn là hàng hóa diễn biến tốt nhất trong năm 2022.
Giá dầu thế giới giảm 2%
Giá dầu thế giới giảm khoảng 2% vào thứ Năm (16/12) khi thị trường lo lắng về triển vọng nhu cầu nhiên liệu do đồng USD mạnh hơn và các đợt tăng lãi suất tiếp theo của các ngân hàng trung ương toàn cầu.
Sau khi tăng trong ba ngày liên tiếp, giá dầu Brent giảm 1,49 USD, tương đương 1,8%, xuống mức 81,21 USD/thùng, trong khi dầu thô Mỹ (WTI) giảm 1,17 USD, tương đương 1,5%, xuống mức 76,11 USD.
Edward Moya, nhà phân tích thị trường cao cấp tại cho biết: "Giá dầu thô giảm xuống khi rủi ro suy thoái kinh tế toàn cầu gia tăng sau làn sóng các ngân hàng trung ương đưa ra một đợt thắt chặt mạnh mẽ khác”.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell cho biết hôm thứ Tư rằng ngân hàng trung ương Hoa Kỳ sẽ tăng lãi suất hơn nữa vào năm tới, ngay cả khi nền kinh tế trượt dốc về khả năng suy thoái. Hôm thứ Năm, Ngân hàng Trung ương Anh và Ngân hàng Trung ương châu Âu đã tăng lãi suất để chống lạm phát.
Các chỉ số chứng khoán Mỹ giảm mạnh do hướng dẫn thắt chặt chính sách kéo dài của Cục Dự trữ Liên bang dập tắt hy vọng chu kỳ tăng lãi suất sẽ sớm kết thúc.
Đồng USD mạnh hơn, khiến giá dầu trở nên đắt đỏ hơn đối với những người mua bằng các loại tiền tệ khác.
Doanh số bán lẻ của Mỹ giảm hơn dự kiến trong tháng 11, nhưng chi tiêu của người tiêu dùng vẫn được hỗ trợ bởi thị trường lao động thắt chặt, với số người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm nhiều nhất trong 5 tháng vào tuần trước.
Tại Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đã sụt giảm nhiều hơn trong tháng 11 khi sản lượng của các nhà máy chậm lại và doanh số bán lẻ tiếp tục giảm, mức tồi tệ nhất trong 6 tháng, do các ca nhiễm COVID-19 gia tăng và các biện pháp kiềm chế áp dụng trên diện rộng.
Cũng gây áp lực lên giá dầu, TC Energy Corp của Canada (TRP.TO) cho biết họ đang nối lại hoạt động trong một phần của đường ống Keystone, một tuần sau vụ rò rỉ hơn 14.000 thùng dầu ở Kansas khiến công ty phải ngừng hoạt động.