IEA cho biết trong báo cáo thị trường dầu mỏ trung hạn mới nhất (đưa ra các phân tích và dự báo trong 5 năm tới) “tiếp theo sự mở rộng chưa từng có năm 2018, khi tổng sản lượng nhiên liệu lỏng tăng kỷ lục 2,2 triệu thùng/ngày, Mỹ sẽ chiếm 70% sự gia tăng sản lượng toàn cầu cho tới năm 2024”.
IEA dự kiến Mỹ bổ sung 4 triệu thùng/ngày vào năm 2024, vượt xa các nước khác. Những đóng góp khá lớn khác đến từ Brazil, Canada, Na Uy, Guyana, Iraq và UAE.
Ý nghĩa của điều này là gì? IEA cho biết khi dầu đá phiến của Mỹ chiếm thị phần lớn hơn, OPEC sẽ thấy bản thân bị ràng buộc. Vị trí của họ sẽ bị lung lay và tổ chức này có thể đối mặt với cuộc chiến thị phần và giảm giá hay giữ việc cắt giảm sản lượng diễn ra trong một giai đoạn dài hơn so với họ đã mong đợi. IEA dự kiến tổng sản lượng của OPEC giảm 0,4 triệu thùng/ngày trong khoảng thời gian này, chủ yếu do tổn thất từ Venezuela và Iran.
Trong khi đó, IEA cũng kêu gọi (như họ đã làm trong vài năm qua) ngành này đầu tư thêm sản xuất mới, cảnh báo rằng có thể có gián đoạn nguồn cung do thiếu hụt trong phát triển mới. Điều đó đã trở thành một mối lo lắng cụ thể cho IEA sau khi thị trường suy giảm trong năm 2014.
IEA kết luận “phân tích của chúng ta trong năm ngoái nhìn vào tốc độc sụt giảm tại các mỏ dầu và thấy rằng để giữ sản lượng ổn định, sản lượng tương đương của Biển Bắc được bù mỗi năm”. “Điều này vẫn đúng cho tới nay”.
Tuy nhiên, IEA cho biết rằng chi tiêu dự kiến tăng năm thứ 3 liên tiếp, và đáng kể, đầu tư trong các dự án thông thường có thể tăng nhanh hơn so với đối với dầu đá phiến Mỹ.
Lời kêu gọi chi tiêu nhiều hơn mâu thuẫn với cảnh báo về đỉnh cao của nhu cầu dầu và nguy cơ các công ty lớn mắc kẹt với các tại sản của họ. Không ai biết điều này sẽ diễn ra thế nào, nhưng IEA không phải một người tin tưởng vào nhu dầu đạt đỉnh. Trung Quốc và Ấn Độ - hai nước tăng trưởng nhu cầu lớn nhất trong tương lai - sẽ có nhu cầu tăng 7,1 triệu thùng/ngày. Hai nước này chiếm gần một nửa sự gia tăng. IEA cho biết trong khi tăng trưởng nhu cầu sẽ chậm lại trong 5 năm tới, không có dấu hiệu nhu cầu đạt đỉnh.
Tuy nhiên, bản chất nhu cầu tiếp tục thay đổi. Xe điện đã có một chỗ đứng trong lĩnh vực giao thông vận tải và khiến nhu cầu dầu trong lĩnh vực này giảm. Nhưng tiêu thụ sẽ chuyển sang lĩnh vực khác như hóa dầu và hàng không. IEA nói “khắp thế giới, nhu cầu tiêu dùng tăng thêm nghĩa là thêm chất dẻo từ đó hóa dầu cần nhiều hơn”. “Bất chấp những nỗ lực hạn chế sử dụng nhựa và khuyến khích tái chế, nhu cầu nhựa và hóa dầu đang tăng mạnh”.
Cuối cùng, IEA đã tạo không gian cho một số quy định về nhiên liệu hàng hải của Tổ chức Hàng hải Quốc tế.
Điều đó liên quan tới vấn đề khác - một loạt các nhà máy lọc dầu mới đang đi vào hoạt động, có thể dẫn tới dư thừa công suất. IEA kết luận “dựa vào việc bổ sung công suất mới này vượt xa sự gia tăng trong nhu cầu của các sản phẩm đã lọc, việc đóng cửa nhà máy có thể cần thiết để cân bằng thị trường, mặc dù cầu hỏi vẫn điều đó xả ra khi nào và ở đâu”. Nhiều nhà máy lọc dầu mới nằm ở Trung Quốc và họ sẽ gây áp lực với các cơ sở cũ ít cạnh tranh hơn trên toàn cầu.
Nguồn: VITIC/oilprice

Nguồn: Vinanet