Phát biểu tại diễn đàn Triển vọng Kinh tế Indonesia 2022 tổ chức ngày 26/1, Tổng thư ký Bộ Năng lượng và Tài nguyên Khoáng sản, Ego Syahrial cho biết, 166 triệu tấn than đã tính đến nguồn cung trong nước, phần lớn được sử dụng cho các nhà máy điện.
Hầu hết than sản xuất ra được chuyển đổi thành năng lượng điện. Ngoài ra, cũng được sử dụng trong công nghiệp và hộ gia đình.
Việc sử dụng than cũng phải chú ý đến các vấn đề môi trường, chẳng hạn như lượng khí thải carbon cao gây ảnh hưởng đến môi trường nếu không tuân thủ các quy tắc khai thác tốt. Việc sử dụng than sẽ làm giảm việc sử dụng trong các nhà máy điện hơi nước.
Chính phủ đã thúc đẩy hạ nguồn khai thác than vì tiềm năng than của nước này còn rất lớn. Một trong những dự án hạ nguồn than là thông qua việc phát triển Dimethyl ether thay thế cho khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) để giảm nhập khẩu.
Ngoài ra, chính phủ cũng đã lên kế hoạch ngừng hoạt động các nhà máy nhiệt điện than do Công ty điện lực nhà nước (PLN) và không thuộc PLN sở hữu dựa trên hợp đồng hoạt động tối đa là 30 năm sẽ được thay thế bằng các nhà máy điện năng lượng tái tạo mới. Chương trình này nhằm mục đích cho phép Indonesia đạt được mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2060.
Cũng theo ông Ego, công suất nhà máy điện hơi nước (PLTU) sẽ tăng cho đến năm 2026 với sự gia nhập của PLTU từ chương trình 35.000 MW và sau đó sẽ giảm xuống bắt đầu từ năm 2031.
Việc tăng công suất phát điện được thực hiện nhằm tăng cường khả năng tiếp cận điện năng cho toàn thể cộng đồng, duy trì cung cấp điện để khuyến khích tăng trưởng kinh tế và đáp ứng nhu cầu năng lượng, giao thông sử dụng điện.
Đến năm 2021, công suất lắp đặt toàn quốc của các nhà máy điện đạt 74 GW. Chính phủ đặt mục tiêu công suất lắp đặt đạt 76 GW trong năm nay.
Các nhà máy điện vẫn bị chi phối bởi các máy phát điện hóa thạch có tiềm năng tạo ra khí thải carbon, trong khi các nhà máy năng lượng tái tạo mới sử dụng năng lượng tương đối nhỏ./.

Nguồn: Đình Ánh (P/V TTXVN Tại Jakarta)