Mặc dù sự phục hồi về giá cả trước và trong mùa đông không phải là bất thường, do nhu cầu theo mùa, điều khó giải thích là tại sao giá than nhiệt lại tăng nhiều hơn trong mùa đông vừa kết thúc, đặc biệt là khi nhu cầu đường biển thực sự thấp hơn.
Các vấn đề về nguồn cung có thể đóng một phần nhỏ, một số nhà sản xuất cắt giảm sản lượng do giá suy yếu trong thời gian cao điểm của các đợt đóng cửa trên khắp châu Á nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19.
Bên cạnh đó nguyên nhân sâu hơn là các chính sách của chính phủ, đặc biệt là lệnh cấm có hiệu lực của Trung Quốc đối với nhập khẩu than từ Australia - nước xuất khẩu than cốc hàng đầu thế giới và đứng thứ hai sau Indonesia về than nhiệt.
Lệnh cấm không chính thức là một phần trong chiến dịch của Bắc Kinh chống lại Canberra về nhiều vấn đề, từ đầu tư đến phản ứng sớm đối với sự bùng phát của Covid-19.
Nhập khẩu than của Trung Quốc từ Australia giảm mạnh từ tháng 9/2020, giảm gần bằng 0 từ tháng 11 trở đi, một số ít tàu được phép dỡ hàng. Trong năm 2021 6 chuyến hàng với tổng trọng lượng chỉ 310.000 tấn đã được dỡ hàng trong tháng 2/2021, một phần nhỏ so với mức đỉnh năm 2020 là 9,49 triệu tấn vào tháng 1/2020.
Đồng thời, nhập khẩu của Trung Quốc từ Indonesia tăng cao, với 15,85 triệu tấn nhập khẩu trong tháng 1 và 12,6 triệu của tháng 2/2021.
Ảnh hưởng từ Trung Quốc buộc các thương nhân trên khắp châu Á phải điều chỉnh lượng mua hàng, khi các thương nhân Trung Quốc tăng giá đối với hàng hóa Indonesia và người mua ở Ấn Độ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc mua hàng từ Australia.
Nhiều khả năng việc điều chỉnh lại dòng chảy thương mại sẽ tiếp tục trong năm nay do tranh chấp Trung Quốc-Australia có ít dấu hiệu được giải quyết.
Tuy nhiên, giá than nhiệt điện cũng có khả năng điều chỉnh. Và nhu cầu đường biển có thể phục hồi nhẹ khi nền kinh tế phục hồi.