Kunlun, kênh chính thức chủ yếu cho dòng tiền giữa Trung Quốc và Iran, đã thông báo với khách hàng rằng họ sẽ dừng chấp nhận các thanh toán của Iran bằng đồng nhân dân tệ từ ngày 1/11/2018.
Ngân hàng này, được kiểm soát bởi bộ phận tài chính của tổ chức năng lượng nhà nước Trung Quốc CNPC đã lặng lẽ dừng thanh toán của Iran bằng đồng euro trong cuối tháng 8/2018. Kunlun và phát ngôn viên của CNPC từ chối bình luận.
Hiện tại không rõ dịch vụ sẽ bị dừng trong bao lâu và bao nhiêu doanh nghiệp của Trung Quốc vẫn đang bán hàng hóa hay dịch vụ cho Iran sẽ có thể nhận được thanh toán. Cũng không rõ liệu các dịch vụ của ngân hàng này thực hiện thanh toán của Trung Quốc cho việc nhập khẩu dầu thô từ Iran sẽ bị ảnh hưởng không.
Trung Quốc là khách hàng dầu thô hàng dầu của Iran và gần như tất cả thanh toán dầu mỏ thông qua ngân hàng Kunlun. Trung quốc đang mua dầu trị giá 1,5 tỷ USD mỗi tháng từ Iran trong tháng 9/2018. Nhưng các nhà máy lọc dầu nhà nước kể từ tháng 10/2018 đã giảm quy mô mua dầu từ Iran để tuân thủ với các lệnh trừng phạt của Mỹ sắp diễn ra.
Những động thái chưa được báo cáo trước đây của Kunlun nhấn mạnh một loạt áp lực Bắc Kinh phải đối mặt khi Washington tái áp đặt các lệnh trừng phạt cho lĩnh vực tài chính và dầu mỏ của Iran từ đầu tháng 11/2018.
Các lệnh trừng phạt mới của Mỹ nhằm buộc Tehran ngừng tham gia trong xung đột khu vực tại Syria, Yemen và Iraq và dừng chương trình tên lửa đạn đạo, sau khi Tổng thống Donald Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015 giữa Iran và 6 cường quốc thế giới để ngăn chặn chương trình hạt nhân của Tehran.
Trung Quốc cho biết họ phản đối bất kỳ các lệnh trừng phạt đơn phương nào và đã bảo vệ mối quan hệ thương mại của họ với Tehran.
Ngân hàng Kunlun được thiết lập trong năm 2006 như một ngân hàng thương mại của thành phố tại Karamay, một kho cảng sản xuất dầu mỏ tại cận tây khu vực Tân Cương, Trung Quốc.
CNPC trở thành cổ đông chính trong năm 2009 thông qua việc bơm vốn trong một nỗ lực mở rộng kinh doanh tài chính dầu mỏ. Kunlun hiện nay được CNPC Capital sở hữu 77,09%, theo báo cáo thường niên mới nhất của ngân hàng này.
Trong đầu thập kỷ này, Kunlun đã được Bắc Kinh chọn như một ngân hàng chủ chốt xử lý hàng tỷ USD trong thanh toán dầu mỏ cho Iran, bảo vệ các ngân hàng khác khỏi bị phạt theo các lệnh trừng phạt của phương Tây từ năm 2010 tới năm 2015.
Bộ Tài chính Mỹ đã trừng phạt Kunlun trong năm 2012 về kinh doanh với Iran và chuyển tiền cho một bộ phận liên quan tới Revolutionary Guards của Iran.
Ngân hàng này có gần 30.000 khách hàng doanh nghiệp, phần lớn là doanh nghiệp của nhà nước và công ty dầu mỏ.
Các lệnh trừng phạt của Mỹ năm 2012 đã cấm Kunlun tiếp cận trực tiếp với hệ thống tài chính Mỹ. Hầu hết các giao dịch của ngân hàng này được thực hiện bằng đồng nhân dân tệ và đồng euro.
Hai nguồn tin cho biết động thái của Kunlun dừng giao dịch bằng đồng euro trong tháng 8/2018 và đồng nhân dân tệ bắt đầu trong tháng tới bị áp lực bởi các lệnh trừng phạt của Mỹ. Họ không cho biết thêm chi tiết.
Xuất khẩu của Trung Quốc sang Iran đạt tổng cộng 16,4 tỷ USD trong năm 2016, số liệu năm gần nhất sẵn có, trong khi nhập khẩu đạt tổng cộng 14,8 tỷ USD trong năm 2016, giảm 1/3 từ mức kỷ lục 24,3 tỷ USD trong xuất khẩu và 27,5 tỷ USD trong nhập khẩu đã công bố trong năm 2014, theo số liệu của Tổng cục Thống kê Trung Quốc. Hầu hết những gì Trung Quốc nhập khẩu từ Iran là dầu mỏ.
Kunlun có 317,5 tỷ CNY (46 tỷ USD) tài sản vào cuối năm ngoái và đã báo cáo doanh thu hàng năm 5,4 tỷ CNY và lợi nhuận ròng 2,97 tỷ CNY.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet