Do phe đối lập chính trị thúc đẩy cuộc bầu cử thay thế Tổng thống Nicolas Maduro, nền kinh tế Venezuela đã tồi tệ hơn, tạo ra nghi ngờ về khả năng trả nợ nước ngoài của thành viên của OPEC này. Dầu mỏ, ngành công nghiệp lớn nhất của nước này đang chậm lại và có những dấu hiệu quản lý tồi tệ.
Luisa Palacios, giám đốc điều hành tại công ty Medley Global Advisors cho biết “đó là xu hướng căn bản trong sản xuất dầu thô của Venezuela, cấu thành nguy cơ quan trọng nhất cho tương lai các thị trường dầu mỏ”.
Dư cung toàn cầu 1 tới 2 triệu thùng mỗi ngày kể từ năm 2014 đã gây ra sụt giảm giá tồi tệ nhất. Giá đã giảm xuống khoảng 45 USD/thùng, mặc dù thị trường này bắt đầu tái cân bằng do một số nhà xuất khẩu đã giảm xuất khẩu.
Sản lượng dầu thô của Venezuela trong tháng 6 giảm xuống 2,36 triệu thùng/ngày, mức hàng tháng thấp nhất kể từ cuộc đình công 2002 – 2003, theo số liệu chính thức báo cáo từ OPEC. Trong năm 2008 nước này sản xuất hơn 3,2 triệu thùng mỗi ngày.
Trong tuần trước Bộ trưởng Dầu mỏ cho biết sản lượng phục hồi trong tháng 7. Nhưng số liệu thống kê về xuất khẩu dầu thô và số giàn khoan của công ty dầu mỏ và khí đốt Venezuela PDVSA cho thấy sự sụt giảm trong tháng trước, và các chuyên gia cho biết rằng nước này theo xu hướng sụt giảm sản lượng mạnh nhất trong 14 năm.
Một chính phủ suy yếu và các tổ chức đang vô hiệu hóa tất cả các cách thức cho sự thay đổi chính sách kinh tế và chính trị.
Cho đến nay Hội đồng Bầu cử Quốc gia Venezuela đã chỉ ra bất cứ khả năng bầu cử bãi miễn chống lại Tổng thống Maduro, người đang phải vật lộn chống lại tình trạng thiếu hụt lương thực và lạm phát tăng vọt sẽ có thể không được tổ chức cho tới năm 2017.
Việc bãi miễn Tổng thống Maduro trong năm 2016 sẽ gây ra cuộc bầu cử mới nhưng việc trì hoãn cho đến năm tới sẽ cho phép thay thế bằng phó tổng thống của ông, người sẽ phục vụ nhiệm kỳ còn lại đến năm 2019.
Nguồn: VITIC/Reuters

Nguồn: Vinanet