Nhập khẩu của Trung Quốc ở mức 10,98 triệu thùng/ngày trong tháng 1/2023, giảm so với 11,37 triệu thùng/ngày của tháng 12/2022 và 11,42 triệu thùng/ngày của tháng 11/2022. Mức giảm có thể liên quan đến kỳ nghỉ Tết Nguyên đán sớm, giảm vào tháng 1 năm nay.
Trung Quốc đã tăng cường xuất khẩu nhiên liệu như dầu diesel và xăng khi Bắc Kinh cấp hạn ngạch xuất khẩu cho các nhà máy lọc dầu, một động thái thúc đẩy hoạt động kinh tế và lợi nhuận của các nhà máy lọc dầu.
Trung Quốc ngày càng chuyển sang sử dụng dầu thô của Nga, loại dầu đang được bán với giá chiết khấu cao khi Moscow tìm cách tìm thị trường mới cho dầu của mình. Trung Quốc đã nhập khẩu 2,03 triệu thùng/ngày từ Nga trong tháng 1/2023, theo dữ liệu của Refinitiv, tăng từ 1,52 triệu thùng/ngày trong tháng 12/2022. Nga trở thành nhà cung cấp hàng đầu cho Trung Quốc, vượt qua Ả Rập Saudi (với lượng nhập khẩu 1,77 triệu thùng/ngày)
Ấn Độ, nhà nhập khẩu lớn thứ hai của khu vực, nhập trong tháng 1 đạt mức cao kỷ lục 5,29 triệu thùng/ngày, tăng so với 4,78 triệu thùng/ngày của tháng 12. Dữ liệu cho thấy Nga duy trì vị trí là nhà cung cấp hàng đầu, với nhập khẩu tháng 1 là 1,33 triệu thùng/ngày, tăng từ 1,19 triệu thùng/ngày trong tháng 12.
Các khách hàng mua dầu lớn khác ở châu Á cũng tăng trong tháng 1/2023, với Hàn Quốc nhập khẩu 3,11 triệu thùng/ngày, tăng từ 2,85 triệu thùng/ngày trong tháng 12, trong khi Singapore nhập khẩu 1,65 triệu thùng/ngày, tăng từ 910.000 thùng/ngày.
Nhật Bản ngược lại giảm nhập khẩu tháng 1/2023 xuống 2,83 triệu thùng/ngày từ 2,96 triệu thùng/ngày của tháng 12/2022.
Câu hỏi đặt ra là liệu nhập khẩu dầu thô của châu Á có được duy trì ở mức cao hay không trong bối cảnh các dấu hiệu cho thấy lãi suất cao hơn đang bắt đầu ảnh hưởng đến chi tiêu của người tiêu dùng và các nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu như Nhật Bản và Hàn Quốc.
 

Nguồn: VITIC/Reuter