Châu Á đã nhập khẩu 1,34 triệu thùng dầu thô mỗi ngày từ Mỹ trong tháng 8/2019 so với 1,33 triệu thùng/ngày trong tháng 7/2019, theo số liệu theo dõi tàu và số liệu ở cảng của Refinitiv Oil Research.
Một phần lý do nhập khẩu dầu thô mạnh từ Mỹ là do Trung Quốc, nơi đã nhập khẩu 384.000 thùng/ngày trong tháng 82019, mạnh nhất kể từ tháng 6/2018 và tăng từ 197.000 thùng/ngày trong tháng 7/2019.
Trung Quốc bắt đầu nhập khẩu dầu thô Mỹ với khối lượng lớn trong tháng 7/2019, với các chuyến hàng đã tạm lắng xuống trong quý 2/2019 do tranh chấp thương mại với Washington.
Đầu năm 2019, và cuối năm 2018, nhập khẩu của Trung Quốc từ Mỹ đã giảm mạnh, không có tàu nào cập bến trong tháng 10 và tháng 11/2018, cũng như tháng 1, tháng 3 và tháng 6/2019.
Trong những tháng khác kể từ tháng 9/2018, chỉ một tàu của Mỹ được dỡ hàng ở Trung Quốc, cho tới khi khôi phục khối lượng mạnh mẽ trong tháng 7/2019.
Tuy nhiên, dòng chảy này có khả năng giảm một lần nữa sau khi Bắc Kinh áp thuế 5% với dầu thô của Mỹ như một phần trả đũa thuế quan mới nhất bắt đầu từ 1/9/2019.
Số liệu của Refinitiv cho thấy 3 tàu từ Mỹ sẽ dỡ hàng tại Trung Quốc trong tháng 9/2019 và 4 tàu nữa trong tháng 10/2019, mặc dù có thể những lô hàng này sẽ được bán cho các khách hàng ngoài Trung Quốc trong khi vẫn quá cảnh.
Trung Quốc nhập khẩu ít hơn sẽ khiến xuất khẩu dầu thô của Mỹ sang Châu Á giảm trong tháng 9/2019, ước tính của Refinitiv là 1,04 triệu thùng/ngày.
Nhưng không chỉ Trung Quốc cắt giảm dầu thô của Mỹ, các khách hàng khác gồm Nhật Bản, Ấn Độ và Đài Loan cũng giảm nhập khẩu trong tháng này.
Chỉ Hàn Quốc, khách hàng mua dầu thô Mỹ nhiều nhất ở Châu Á, nhập khẩu thêm, với lượng nhập khẩu trong tháng 9/2019 ước tính đạt 584.000 thùng/ngày tăng từ 421.000 thùng/ngày trong tháng 8/2019.
Trong khi xung đột thương mại giải thích cho sự sụt giảm nhu cầu của Trung Quốc với dầu thô Mỹ nhưng sự sụt giảm của một số khách hàng Châu Á khác có thể liên quan tới việc mất khả năng cạnh tranh về giá.
Khi các lô hàng tới các khách mua Châu Á trong tháng 8/2019, nhiều khả năng một số trong tháng 6/2019, dầu WTI đang giao dịch ở mức trừ lùi đáng kể so với dầu thô Brent.
Trong ngày 14/6/2019, WTI thấp hơn 9,24 USD/thùng so với dầu Brent, tuy vẫn khá gần mức chênh 10,99 USD trong ngày 31/5/2019, cao nhất trong một năm.
Kể từ đó mức trừ lùi của WTI thu hẹp và trong ngày 2/9/2019 ở mức 4,54 USD/thùng, trước đó đã ở mức thấp 3,6 USD trong ngày 19/8/2019.
Giá cước vận chuyển với tàu VLCC tăng (tàu có thể mang khoảng 2 triệu thùng dầu và là trụ cột của đội tàu chở dầu toàn cầu) cũng làm xói mòn lợi thế của dầu thô Mỹ, do quãng đường biển từ Vịnh Mexico tới Châu Á dài hơn so với nhiều đối thủ cạnh tranh từ Châu Phi, Châu Âu và những nơi khác ở Châu Á.
Nhìn vào giá dầu thô giao ngay cũng cho thấy tính cạnh tranh giảm đi đối với các nhà xuất khẩu Mỹ trong những tuần gần đây. Giá cầu thô WTI giao ngay tại Houston là 57,5 USD/thùng trong ngày 30/8/2019.
Dầu Bonny Light của Nigeria ở mức 63,19 USD/thùng trong ngày 30/8/2019, cao hơn 5,69 USD/thùng so với dầu Mỹ.
Hồi giữa tháng 5/2019, dầu thô Bonny Light cao hơn WTI là 5,86 USD/thùng, và là 5,95 USD hồi giữa tháng 6/2019.
Những gì cho thấy một số tính cạnh tranh với dầu thô Mỹ giảm đi so với các đối thủ từ Tây Phi, ngay cả khi không hoàn toàn lớn như sự thay đổi giá kỳ hạn.
Tuy nhiên, trong những tuần gần đây, dầu thô Mỹ đã trở nên đắt hơn cho khách hàng Châu Á liên quan tới các loại tương tự từ nơi khác, và điều này có thể hạn chế cơ hội cho các nhà sản xuất Mỹ tăng thị phần trong khu vực này để bù cho tổn thất ở Trung Quốc.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet