Sản lượng tại nước xuất khẩu hàng đầu OPEC, Saudi Arabia dường như đạt kỷ lục mới, do họ đáp ứng nhu cầu trong nước cao hơn theo mùa và tập chung vào duy trì thị phần.
Các nhà sản xuất lớn khác ở Trung Đông, ngoại trừ Iran cũng tăng sản lượng.
Nguồn cung từ Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ OPEC tăng lên 33,5 triệu thùng/ngày từ mức đã điều chỉnh 33,46 triệu thùng/ngày trong tháng 7, theo số liệu vận chuyển và thông tin từ các nguồn trong ngành.
Sự tăng sản lượng này có thể bổ sung hoài nghi về sự hồi sinh cuộc đàm phán đóng băng sản lượng của OPEC để hỗ trợ giá. Dầu đã tăng lên tới 48 USD/thùng từ mức 42 USD/thùng đầu tháng 8, bởi suy đoán như vậy, nhưng hy vọng này đã suy yếu trong những ngày gần đây.
Olivier Jakob, nhà phân tích dầu mỏ tại Petromatrix cho biết “OPEC không thực sự muốn đóng băng sản lượng”. “Nhưng họ mơ về đóng băng giá ở những mức hiện tại”.
Nguồn cung tăng trong năm 2014 kể từ khi OPEC giảm vai trò lịch sử điều chỉnh sản lượng để hỗ trợ giá do Saudi Arabia, Iraq và Iran bơm thêm dầu. Sản lượng cũng tăng do sự trở lại làm thành viên OPEC của Indonesia trong năm 2015 và Gabon vào tháng 7.
Sự thay đổi thành viên đã bóp méo sự so sánh trong lịch sử. Nguồn cung của OPEC trong tháng 8 không bao gồm Gabon và Indonesia, ở mwucs 32,54 triệu thùng là cao nhất trong ghi nhận của Reuters bắt đầu từ năm 1997.
Trong tháng 8, sản lượng của Saudi Arabia được dự kiến ít nhất ngang với kỷ lục 10,67 triệu thùng/ngày trong tháng 7. Các nguồn công nghiệp khác đưa ra một mức cao kỷ lục mới 10,90 triệu thùng có thể trong tháng 8.
Không có dấu hiệu bất kỳ của việc cắt giảm chi tiêu thận trọng. Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia Khalid al-Falih trả lời Reuters tuần trước rằng sản lượng tháng 8 vẫn ở khoảng mức tháng 7, không đưa ra con số chính xác.
Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất tiếp tục tăng sản lượng, đạt 3,0 triệu thùng/ngày trong tháng 8, lần đầu tiên trong khảo sát của Reuters. Iraq và Kuwait cũng tăng nhẹ sản lượng trong tháng 7.
Nguồn cung tại Iran, nước có tăng trưởng sản lượng nhanh nhất của OPEC hồi đầu năm sau khi được dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của phương Tây, đã giữ ổn định trong tháng này do sản lượng gần mức trước trừng phạt. Iran đang tìm cách đầu tư để tiếp tục tăng nguồn cung.
Trong số các nước có sản lượng giảm, giảm mạnh nhất đến từ Nigeria do các cuộc tấn công quân sự vào các cơ sở lọc dầu.
Sản lượng của Libya tiếp tục giảm và nơi giảm khác xảy ra tại Venezuela bởi khủng hoảng kinh tế.
Nguồn: VITIC/Reuters

Nguồn: Vinanet