Gần 700 giếng khoan mới sẽ khai thác từ năm 2018 tới năm 2020 tại 3 dự án chủ chốt - Fuling của Sinopec, Changning-Weiyuan và Zhaotong của PetroChina - tất cả nằm ở tây nam của nước này và chi phí tổng cộng 5,5 tỷ USD.
Dự báo sản lượng 17 bcm trong năm 2020 không đạt mục tiêu 30 bcm của Bắc Kinh, giảm hơn một nửa so với mục tiêu ban đầu của chính phủ thiết lập năm 2012. Điều đó nghĩa là người dùng khí đốt lớn thứ 3 thế giới sẽ cần tiếp tục nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) ở mức độ cao. Woodmac đã dự báo riêng nhập khẩu LNG của Trung Quốc sẽ tăng 25% lên gần 49 triệu tấn năm nay từ mức cao kỷ lục trong năm 2017.
Trung Quốc sản xuất 9 bcm khí đá phiến trong năm ngoái, hay 6% tổng lượng khí đốt của họ. Bất chấp ước tính rằng Trung Quốc là nơi trữ lượng khí đá phiến lớn nhất thế giới, các mỏ đá phiến của họ có xu hướng sâu hơn và nằm ở địa hình đồi núi đông dân, dẫn tới chi phí khoan cao.
Tuy nhiên các công ty nhà nước đã giảm chi phí đáng kể - 40% đối với thăm dò các giếng so với năm 2010 và 25% đối với các giếng thương mại so với năm 2014 - bằng cách triển khai các công ty dịch vụ địa phương, thiết bị sản xuất trong nước và cải thiện công nghệ khoan.
Các cuộc thăm dò và nghiên cứu chung của các công ty chủ chốt trên thế giới như Shell, BP, Exxon và Total tại các khu vực đá phiến Trung Quốc không đạt được nhiều thành công.
Shell cam kết hàng tỷ USD đầu tư trong lĩnh vực đá phiến Trung Quốc, đã rút khỏi các hoạt động đá phiến tại Tứ Xuyên trong vài năm trước.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet