Ông Khalid Al-Falih Bộ trưởng Năng lượng trả lời cơ quan báo chí TASS của Nga rằng “không có dự định” khi được hỏi liệu có thể nhắc lại lệnh cấm vận dầu dầu mỏ không.
Các nhà lập pháp hàng đầu của Mỹ đã giận dữ với Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman và cho biết họ tin rằng ông đã ra lệnh giết Khashoggi, mặc dù chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn duy trì một lập trường thận trọng.
Một số nhà lập pháp Mỹ đã đề xuất áp đặt các lệnh trừng phạt với Saudi Arabia trong những ngày gần đây trong khi vương quốc này, nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới đã cam kết trả đũa chống lại bất cứ hành động trừng phạt nào với “các biện pháp mạnh hơn”.
Ông Falih cho biết “sự cố này sẽ qua. Nhưng Saudi Arabia là một nước rất có trách nhiệm, trong hàng thập kỷ chúng tôi sử dụng chính sách dầu của chúng tôi như một công cụng kinh tế có trách nhiệm và tách biệt nó với các yếu tố chính trị”. “Vai trò của tôi Bộ trưởng Năng lượng là thực hiện vai trò xây dựng và trách nhiệm của chính phủ và ổn định các thị trường năng lượng thế giới, góp phần phát triển kinh tế toàn cầu”.
Ông cho biết rằng nếu giá dầu tăng, sẽ làm chậm lại nền kinh tế toàn cầu và gây ra suy thoái. Trong một công bố tuần trước, giám đốc điều hành Turki Aldakhil của kênh Al Arabiya đã cảnh báo rằng việc áp đặt các lệnh trừng phạt với Riyadh có thể gây thảm họa cho kinh tế toàn cầu do giá dầu có thể tăng lên 200 USD/thùng.
Khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 khi các nhà sản xuất Ả Rập dẫn đầu là Saudi Arabia đã thực hiện một lệnh cấm vận dầu mỏ với các nước phương Tây ủng hộ Israel trong cuộc chiến với Ai Cập, mục tiêu là Canada, Nhật Bản, Hà Lan, Anh và Mỹ. Giá dầu tăng vọt do động thái này, như họ đã thực hiện sau đó trong năm 1979 vì cuộc cách mạng Iran.
Hiệu quả của cuộc cấm vận này là không rõ ràng do giá cao dẫn tới việc phát triển dầu mỏ mới ở các nơi khác ngoài Trung Đông và đã khuyến khích năng lượng thay thế. Riyahd sau đó đã hạn chế sử dụng dầu như một vũ khí trực tiếp.
Ông Falih cho biết “nếu giá dầu tăng quá cao thì sẽ làm chậm lại kinh tế thế giới và sẽ gây một cuộc suy thoái toàn cầu. Và Saudi Arabia đã nhất quán trong chính sách của mình. Chúng tối thực hiện ổn định các thị trường toàn cầu và tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Chính sách đó là nhất quán trong nhiều năm”.
Với các lệnh trừng phạt Iran sẽ có hiệu lực trong tháng tới, không có gì đảm bảo giá dầu sẽ không tăng cao hơn nữa. Ông Falih nói khi được hỏi liệu thế giới có thể tránh giá dầu một lần nữa đạt 100 USD/thùng không “tôi không thể đưa ra một đảm bảo, vì tôi không thể dự đoán những gì sẽ xảy ra với các nguồn cung cấp khác”. “Chúng tôi có lệnh trừng phạt với Iran và không ai có manh mối về xuất khẩu của Iran. Thứ hai là có những nước khác có khả năng sụt giảm như Libya, Nigeria, Mexico và Venezuela”. “Nếu 3 triệu thùng dầu mỗi ngày mất đi, chúng tôi không thể trang trải với khối lượng này. Vì thế chúng tôi phải sử dụng dầu dự trữ”.
Ông Falih cho biết Saudi Arabia sẽ sớm nâng sản lượng lên 11 triệu thùng/ngày từ 10,7 triệu thùng hiện nay. Ông bổ sung rằng Riyadh có khả năng tăng sản lượng lên 12 triệu thùng/ngày và các đồng minh OPEC vùng Vịnh, UAE có thể bổ sung thêm 0,2 triệu thùng/ngày. Ông nói “chúng tôi có công suất dự phòng khá hạn chế và chúng tôi đang sử dụng một phần đáng kể đó”.
Sản lượng dầu toàn cầu năm tới có thể được hỗ trợ bởi Brazil, Kazakhstan và Mỹ.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet