Nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới này có kế hoạch nâng tỷ lệ khí đốt tự nhiên trong năng lượng của họ thành 6,8% trong năm tới từ mức 5,9% trong năm 2015, theo Nur Bekri giám đốc NEA. Ông cho biết mục tiêu này là giảm tiêu thụ than xuống khoảng 60% trong tổng tiêu thụ năng lượng vào năm tới từ mức 64% trong năm 2015.

Nhận xét của ông đến khi Trung Quốc bước vào năm thứ 3 của một cuộc chiến ô nhiễm, với nhiều năm trước tăng trưởng nhu cầu năng lượng mạnh mẽ đạt môi trường của Trung Quốc chịu áp lực ngày càng tăng.

Tốc độ tăng trưởng nhu cầu năng lượng hàng năm là 6,4% trong giai đoạn 2005 - 2012. Tổng nhu cầu năng lượng cơ bản được dự kiến đạt 4,36 tỷ tấn than tương đương trong năm 2016, tăng 1,4% so với năm 2015 - cao hơn so với mức tăng trưởng 0,9% được NEA dự báo hồi đầu năm nay.

Do nền kinh tế chậm lại, Trung Quốc đã thề chuyển sang các ngành công nghiệp cần ít năng lượng hơn và sử dụng hiệu quả hơn nguồn tài nguyên của họ. Bekri cho biết Trung Quốc sẽ có mục tiêu nâng tỷ lệ tiêu thụ nhiên liệu phi hóa thạch trong tổng năng lượng của họ thành 14,3% trong năm 2017, tăng từ ước tính 13,3% trong năm nay.

NEA sẽ ưu tiên nâng cấp các nhà máy điện chạy than, cũng như tăng cường các cơ sở chạy bằng khí đốt.

Trung Quốc cho biết trong kế hoạch 5 năm 2016 - 2020 hồi tháng 3 họ hướng tới mục tiêu giữ tổng tiêu thụ năng lượng dưới 5 tỷ tấn than tương đường vào cuối thập kỷ này.

Trung Quốc đặt ra mục tiêu hạn chế công suất điện đốt than ở mức 1.100 GW vào cuối năm 2020, ước tính 55% tổng công suất của nước này. Công suất điện đốt than đứng ở mức 960 GW vào cuối năm trước chiếm khoảng 64% tổng công suất.

Nguồn: VITIC/Reuters

 

 

Nguồn: Vinanet