Giá dầu thô Brent kỳ hạn giao dịch tại 48,14 USD/thùng, giảm 21 cent so với đóng cửa phiên trước. Mặc dù giảm, giá vẫn cao hơn 15% so với mức thấp 41,51 USD/thùng vào hôm 2/8.
Dầu thô ngọt nhẹ WTI giao dịch tại 45,56 USD/thùng giảm 18 cent so với đóng cửa phiên trước, nhưng vẫn cao hơn 16% mức thấp 39,19 USD vào hôm 3/8. Phiên hôm qua giá dầu đã lên mức cao nhất một tháng do đồn đoán các nước sẽ hành động để hỗ trợ giá.
Các thương nhân cho biết giá giảm là kết quả chốt lời sau hơn hai tuần giá tăng. Các đợt tăng trước được thúc đẩy bởi khả năng đàm phán của các nhà sản xuất kiềm chế sự bùng nổ dư cung.
Ngân hàng ANZ cho biết “dầu thô tăng lên mức cao 4 tuần do suy đoán về khả năng OPEC sẽ bàn luận hạn chế sản lượng tại cuộc họp tới giữa các thành viên của tổ chức này. Nga tham dự và cho biết họ mở được cuộc đàm phán như vậy là rất tốt”.
Dẫn đầu bởi nước xuất khẩu dầu thô hàng đầu Saudi Arabia, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ OPEC đã lại đưa ra một cuộc tranh luận về khả năng các nhà sản xuất dầu mỏ hạn chế tăng sản lượng trong một nỗ lực giảm dư thừa trong sản lượng dầu thô và các sản phẩm dầu đã lọc.
Giới phân tích cho biết những lo ngại về sản lượng dầu tại Venezuela cũng đang tác động tới thị trương. Ngân hàng ANZ cho biết “tin tức sản lượng dầu từ Venezuela sắp sụt giảm cũng hỗ trợ giá”.
Venezuela, nước có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới, đang chịu đựng sự sụt giảm sản lượng dầu mạnh nhất trong 14 năm do họ đang vật lộn với khủng hoảng kinh tế, chính trị và nhiều năm thiếu đầu tư và quản lý kém.
Trong 12 tháng tính tới tháng 6, sản lượng dầu thô của Venezuela giảm 9% xuống 2,36 triệu thùng mỗi ngày. Reuters cho thấy rằng xuất khẩu dầu thô từ công ty dầu nhà nước kiểm soát PDVSA chiếm 94% thu nhập ngoại tệ mạnh của nước này, giảm xuống 1,19 triệu thùng mỗi ngày trong tháng 7, không bao gồm doanh số bán hàng độc lập được thực hiện bởi liên doanh của họ.
Nguồn: VITIC/Reuters

Nguồn: Vinanet