Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn thận trọng, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cảnh báo sự bất ổn thị trường dầu mỏ do môi trường kinh tế khó khăn và rủi ro chính trị.
Giá dầu thô Brent kỳ hạn giao sau tăng 89 US cent tương đương 1,4% lên 63,42 USD/thùng và giá dầu thô Mỹ (WTI) kỳ hạn giao sau tăng 70 US cent tương đương 1,3% lên 54,13 USD/thùng. Song tính từ đầu tháng 10/2018 đến nay, giá dầu Brent và WTI đã giảm 28% và 30% theo thứ tự lần lượt.
Giá dầu tăng sau báo cáo của Viện Dầu mỏ Mỹ cho thấy rằng, dự trữ dầu thô thương mại của nước này bất ngờ giảm 1,5 triệu thùng, xuống 439,2 triệu thùng trong tuần đến ngày 16/11/2018. Trong khi đó, nhập khẩu dầu thô của Ấn Độ đạt mức cao kỷ lục gần 5 triệu thùng/ngày (bpd) cũng hỗ trợ giá.
Tuy nhiên, mức tăng trong phiên rất thấp trong bối cảnh thị trường suy yếu, giá dầu thô giảm hơn 6% trong phiên trước trong bối cảnh thị trường chứng khoán toàn cầu bán tháo.
Giám đốc IEA, Fatih Birol cho biết: “Nền kinh tế toàn cầu vẫn đang trải qua thời kỳ khó khăn và rất mong manh”.
Sản lượng dầu tăng và triển vọng nhu cầu suy giảm, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đang thúc đẩy cắt giảm nguồn cung trong khoảng 1-1,4 triệu bpd, trong một nỗ lực nhằm ngăn chặn dư cung lặp lại trong năm 2014, khi sản lượng vượt cầu đẩy giá giảm.
Sản lượng dầu thô Mỹ đã tăng gần 25% trong năm nay lên mức cao kỷ lục 11,7 triệu bpd, phần lớn nhờ sản lượng dầu đá phiến tăng.
Nguồn: VITIC/Reuters

Nguồn: vinanet