Dầu thô Brent kỳ hạn, chuẩn quốc tế cho giá dầu, ở mức 69,1 USD/thùng, tăng 41 US cent hay 0,6% so với đóng cửa phiên trước. Dầu thô WTI kỳ hạn của Mỹ tăng 10 US cent hay 0,2% lên 58,73 USD/thùng.
Tổ chức các nhà sản xuất dẫn đầu là OPEC gọi là OPEC+ đang hạn chế nguồn cung kể từ đầu năm nay để thắt chặt thị trường và hỗ trợ giá.
Sự gia tăng trong hôm nay không thể bù cho sự sụt giảm trong tuần trước, khi cả hai hợp đồng dầu kỳ hạn đã ghi nhận giá giảm mạnh nhất trong năm nay trong bối cảnh lo ngại rằng tranh chấp thương mại Mỹ - Trung có thể tăng cường tốc độ suy giảm kinh tế toàn cầu.
Các nhà quản lý tiền tệ cắt giảm mua ròng dầu thô kỳ hạn của Mỹ trong tuần tính tới ngày 21/5/2019, theo Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Kỳ hạn Mỹ (CFTC). Edward Bell, nhà phân tích hàng hóa tại ngân hàng Emirates NBD cho biết “một số dấu hiệu niềm tin thấp đang len lỏi trong số liệu vị thế hợp đồng”. Trong các thị trường dầu kỳ hạn, hiệu ứng của chiến tranh thương mại được thấy tốt hơn bên ngoài thị trường giao ngay.
Bên ngoài các thị trường tài chính, cũng có những dấu hiệu thực tế của sự suy giảm tăng trưởng nhu cầu dầu.
Doanh số bán ô tô của Trung Quốc, một động lực chính của tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu, sẽ đạt khoảng 28,1 triệu chiếc trong năm nay, không đổi so với mức trong năm 2018, khi thị trường ô tô của quốc gia này giảm lần đầu tiên trong hơn 2 thập kỷ, theo báo cáo của Tân Hoa Xã.
Triển vọng doanh số bán ô tô ổn định có thể vẫn quá lạc quan, do doanh số hàng tháng cho đến nay sụt giảm tháng thứ 10 liên tiếp.
Điểm sáng cho các nhà sản xuất ô tô, mặc dù không phải đối với ngành dầu mỏ là doanh số của ô tô năng lượng mới có thể tăng khoảng 27% đạt 1,6 triệu chiếc từ 1,26 triệu xe trong năm 2018.
Bảng giá năng lượng thế giới sáng 27/5/2019