Trong một cuộc bỏ phiếu nhất trí, Ủy ban Thị trường mở Liên Bang (FOMC) đã đồng ý tăng 25 điểm cơ sở vào phạm vi mục tiêu của lãi suất liên bang, nâng mức lãi suất lên 0,25-0,5%. Bằng quyết định này, FED đã mang tới triển vọng cho nền kinh tế và cũng nhận ra rằng đã đến lúc Mỹ phải có chính sách để tác động đến kết quả kinh doanh trong tương lai.

Để thể hiện rõ hơn về ý nghĩa và tác động của quyết định mang tính lịch sử này, 6 ngân hàng hàng​ đầu thế giới đã đưa ra nhận xét của mình.

HSBC: Đồng USD sẽ giảm giá trị

Ngân hàng này dự báo đồng USD sẽ yếu đi. Lịch sử cho thấy trong 4 chu kỳ thắt chặt tiền tệ của FED trong 30 năm qua, đồng USD đều mất giá. Giọng điệu thái quá của phe ủng hộ lãi suất càng cho thấy niềm tin vào sự yếu đi của đồng USD là hoàn toàn khả thi. Bên cạnh đó, việc tăng lãi suất lại diễn ra khi kinh tế Mỹ đón nhận những tín hiệu tiêu cực và lạm phát vẫn đang duy trì ở mức thấp.

Deutsche Bank: Sẽ có thêm những đợt tăng lãi suất

Trong khi tiếp tục “xem xét những diễn biến trong nước và quốc tế”, FOMC đang thấy rằng triển vọng cho các hoạt động kinh tế và thị trường lao động đã trở nên “cân bằng” sau khi tuyên bố chúng đạt “gần cân bằng” trong cuộc họp hồi tháng 10. Điều kiện kinh tế và tài chính hiện nay mở đường cho những đợt tăng lãi suất tiếp theo trong năm 2016. Trong cuộc họp tháng 12, FED cũng đã tuyên bố về việc dự kiến tăng lãi suất dần dần trong thời gian tới.

Credit Suisse: FED sẽ theo dõi sát sao lạm phát

FOMC tin rằng tốc độ tăng lãi suất nên từ từ. Ủy ban cũng đã nhất trí và không biện hộ cho hành động tăng lãi suất lần này của họ. Trong cuộc họp báo của mình, Chủ tịch Janet Yellen nói rằng FOMC sẽ chú tâm đến việc kéo lạm phát lên trên mức 2% và cho biết “FED sẽ cần phải theo dõi hiệu suất lạm phát thực tế.” Theo bà, điều này không có nghĩa lạm phát phải đạt 2% thì FED mới tăng lãi suất. Nếu lạm phát vẫn tiếp tục duy trì yếu như hiện tại thì FED sẽ tạm dừng xem xét việc nâng lãi suất tiếp theo.

Barclays: Hai năm tới FED sẽ tăng lãi suất thêm 3 lần

Về cơ bản, ngân hàng này nhận định rằng FED sẽ tiếp tục tăng lãi suất thêm 3 lần trong năm 2016 và 2017. Họ dự báo lạm phát cơ bản của Mỹ sẽ bắt đầu giảm từ giữa năm 2016 do tỷ giá giữa đồng USD và đồng tiền của các quốc gia mới nổi đang tăng lên trong thời gian gần đây, cùng với đó là giá hàng hóa giảm, giá sản xuất ở Trung Quốc giảm gây áp lực lên giá các mặt hàng.

Macquarie :Thị trường mới nổi sẽ gặp bất lợi

Thị trường mới nổi đang gặp nhiều khó khăn cùng lúc như tăng trưởng giảm tốc, thiếu hụt thương mại, thay đổi lĩnh vực sản xuất, thanh khoản thắt chặt hơn và chi phí sử dụng vốn cao hơn. Điều này thậm chí có thể diễn ra không chỉ trong ngắn hạn. Bên cạnh đó, lợi nhuận của việc đầu tư vốn nhân lực nhiều khả năng giảm trên toàn cầu và không may rằng nó đang ở trạng thái dư cung tại các thị trường mới nổi.

Bank of America Merrill Lynch: Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ vẫn ở mức “khủng hoảng”

Mặc dù FED đã nâng mức lãi suất tối thiểu nhưng lãi suất của Mỹ và toàn cầu vẫn đang gần mức của “thời kỳ khủng hoảng” và lịch sử cho thấy các ngân hàng trung ương đã từng gặp khó khăn trong việc thoát khỏi mức lãi suất 0% (FED năm 1937 hay BOJ năm 1994 & 2000). Ngân hàng này sẽ bán đi các tài sản rủi ro vào đầu năm 2016 bởi lãi suất tăng và lợi nhuận giảm rất là điều rất không tốt cho giá tài sản.


Theo Thạch Thảo

Người đồng hành


Nguồn: Người đồng hành