Ông Kaing Monika, phụ trách quan hệ công chúng tại GMAC cho hay khoảng 66% nguyên phụ liệu ngành may mặc của Campuchia được nhập khẩu từ Trung Quốc. Số còn lại nhập khẩu từ Đài Loan và Hàn Quốc.
 
Ông này cũng cho biết việc nhập khẩu mọi nguyên phụ liệu đã đẩy giá các sản phẩm dệt may của Campuchia lên nhiều, cũng như ảnh hưởng tới vấn đề xuất xứ hàng hoá xuất khẩu. Ông Kaing bày tỏ” Trong những cuộc họp giao thương giữa Campuchia và các đối tác xuất khẩu, vài nước nhập khẩu mặt hàng quần áo của chúng tôi yêu cầu Campuchia nhập khẩu nguyên phụ liệu đầu vào từ các nước Châu Á khác để đổi lấy các ưu đãi về thuế xuất xứ cộng gộp”.
 
GMAC cho hay trong năm 2007, Campuchia đã nhập khẩu 800 triệu USD nguyên phụ liệu, trong đó có 531 triệu USD chi cho Trung Quốc.
 
Ông Kaing nói “ Châu Âu tạo điều kiện thuận lợi về giao thương cho Campuchia với điều kiện chúng tôi phải sử dụng vải nhập khẩu từ Châu Á, do vậy chúng tôi gặp nhiều bất lợi khi nhập khẩu từ Trung Quốc. Điều đó cũng có nghĩa quy ước giao thương với EU giúp Trung Quốc nhiều hơn là giúp Campuchia ”.
 
Vấn đề tại Campuchia đó là để xây dựng nên một nhà mày sản xuất vải tốn khoảng 15 triệu USD. Phí đầu tư ban đầu quá cao đòi hỏi các nhà đầu tư phải có lòng tin rất lớn, trong khi đó chính phủ nước này lại ít có các động thái khuyến khích , thu hút đầu tư.
 
Tuy nhiên , Bộ Thương Mại Campuchia lại có cách nhìn  khác. Ông Mao Thora - Bộ trưởng Ngoại Giao Campuchia- cho hay nguyên phụ liệu nhập khẩu chỉ chiếm một phần nhỏ trên tổng chi phí sản xuất hàng may mặc tại địa phương.
 
Ông này cho hay “ Tôi nghĩ giá trị kim ngạch nhập khẩu vẫn thấp so với giá trị kim ngạch xuất khẩu may mặc trị giá 2,6 tỉ USD Chúng tôi đang cố thuyết phục những nhà đầu tư của Trung Quốc và Hàn Quốc đầu tư vào các nhà máy sản xuất vải”. Ông nói thêm” Campuchia cũng cần cải thiện chất lượng các sản phẩm may mặc của mình để cung cấp các sản phẩm cao cấp hơn”.
 
Hiện tại Campuchia có một nhà máy sản xuất vải của chủ đầu tư người Trung Quốc ở tỉnh Kampong Cham. Tuy nhiên nhà máy này chỉ sản xuất vải phục vụ ngành y tế.
Vinatex

Nguồn: Internet