Gạo 5% tấm Thái Lan giá giảm xuống 370 USD/tấn, thấp nhất kể từ tháng 5/2014

Thái Lan kế hoạch bán đấu giá 1 triệu tấn gạo vào ngày 15/6

Giá gạo Việt Nam nhích nhẹ sau khi nâng giá sàn

(VINANET) – Giá gạo Thái Lan trong tuần 1-7/6 giảm xuống mức thấp kỷ lục mới trước phiên bán đấu giá, trong khi đó giá gạo Việt Nam hồi phục sau khi áp giá sàn mới đối với gạo phẩm cấp thấp, mặc dù nhu cầu mua vẫn yếu.

Gạo 5% tấm của Thái Lan giá giảm xuống mức 370 USD/tấn, FOB, thấp chưa từng có kể từ 30/5/2014, từ mức 385 USD/tấn (FOB) ổn định trong suốt 3 tuần trước đó. So với đầu năm, giá gạo Thái hiện giảm khoảng 10%.

Chính phủ Thái Lan thông báo ngày 15/6 tới sẽ mở thầu bán khoảng 1 triệu tấn gạo. 12 loại gạo, kể cả gạo trắng hạt dài 5%, 10%, 15%, 25% tấm, gạo nếp, gạo tấm A-1, sẽ được đưa ra bán đấu giá.

Bộ trưởng Bộ Thương mại Thái Lan cho biết, tháng 6 là thời điểm thích hợp để tái mở thầu khi nguồn cung chậm lại trong mùa khô. Phiên đấu giá được dự đoán sẽ không gây ảnh hưởng đến giá gạo trên thị trường và sẽ đảm bảo quyền lợi của nông dân.

Phiên đấu giá sẽ mở công khai với mọi người mua, kể cả nhà xuất khẩu, nhà xay xát và thương nhân cũng như các nhà sản xuất công nghiệp do gạo chào bán có nhiều loại, kể cả loại không còn phù hợp cho tiêu dùng của người.

Theo Cục Xúc tiến Thương mại Quốc tế thuộc Bộ Thương mại Thái Lan, các nhà thầu quan tâm cần nộp đơn từ 9h-10h30 sáng ngày 16/6 và phiên thầu sẽ diễn ra cùng ngày. Tiêu chuẩn đánh giá nhà thầu sẽ được công bố vào ngày 15/6.

"Trong ngắn hạn, giá có lẽ sẽ vẫn giảm”, thương gia Kiattisak Kanlayasirivat thuộc công ty Ascend Commodities ở Bangkok cho biết, và hy vộng “Giá sẽ tăng sau khoảng 2 tháng nữa, khi tồn trữ ở các nước nhập khẩu giảm”. Theo ông, giá dầu yếu và kinh tế sa sút đã ảnh hưởng tới nhu cầu nhập khẩu gạo.

Bộ Thương mại Thái Lan đã lên kế hoạch xuất khẩu 10 triệu tấn gạo trong năm nay và 7 triệu tấn gạo vào năm tới. Chính phủ Thái Lan cũng đang đàm phán với nhiều nước khác, kể cả Nhật Bản, nhằm tăng hạn ngạch nhập khẩu gạo từ Thái Lan. 4 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu gạo của Thái Lan đạt 2,8 triệu tấn, kể cả 2,02 triệu tấn gạo lưu kho quốc gia, giảm 4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thái Lan hiện có 16 triệu tấn gạo lưu kho quốc gia, thu mua theo các chương trình trợ giá lúa gạo trước đây. Chính phủ quân sự đã bán 1,88 triệu tấn gạo trong 6 phiên đấu giá, thu về 25,58 triệu baht (785,2 triệu USD) kể từ tháng 5/2014.

Mặc dù giảm, hiện giá gạo 5% tấm của Thái Lan vẫn cao hơn so với loại cùng chất lượng của Việt Nam – hiện có giá khoảng 350 – 360 USD/tấn, FOB.

Giá chào bán gạo phẩm cấp thấp, 25% tấm, tuần qua tăng nhẹ sau khi giá sàn xuất khẩu đối với loại này được điều chỉnh tăng 3% lên 350 USD/tấn. Như vậy, giá sàn gạo 25% tấm hiện gần sát giá bán gạo 5% tấm – khác với thông lệ là giá gạo 25% tấm thường thấp hơn khoảng 20 USD/tấn so với loại 5% tấm.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam đang đề xuất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện chương trình thu mua tạm trữ trong vụ Hè Thu sắp tới. Đây là vụ lúa lớn thứ 2 trong năm, thu hoạch vào cuối tháng 6 – đầu tháng 7.

Theo Bộ NN-PTNT Việt Nam, từ đầu năm đến nay các doanh nghiệp đã ký hợp đồng xuất khẩu trên 3,28 triệu tấn gạo, trong đó số lượng gạo đã giao trên 1,7 triệu tấn, trị giá 738 triệu USD.

Xuất khẩu gạo của Việt Nam đang gặp không ít khó khăn kể từ đầu năm nay do sự cạnh tranh gay gắt từ Thái Lan, Ấn Độ và Pakistan cũng như nhu cầu của các nước nhập khẩu giảm. Các thị trường chủ lực của xuất khẩu gạo Việt Nam như Trung Quốc, Malaysia, Indonesia… đang "đóng băng", trong khi những thị trường xa cũng chưa có dấu hiệu khởi sắc.

Theo số liệu của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), từ ngày 01/5 đến ngày 25/5/2015 xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 319.513 tấn, đưa xuất khẩu gạo từ 1/1-25/5/2015 lên 1,875 triệu tấn, giảm 20% so với 2,34 triệu tấn trong 5 tháng đầu năm 2014.

Giá xuất khẩu trung bình đến nay đạt 419 USD/tấn (FOB), giảm 3% so với 433 USD/tấn cùng kỳ năm ngoái.

Cũng theo báo cáo của VFA, tính đến ngày 28/5/2015, theo số liệu của Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp & PTNT, các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL đã xuống giống vụ Đông Xuân 2014-15 khoảng 1,563 triệu ha/1,565 triệu ha diện tích kế hoạch, thu hoạch hoàn tất với năng suất khoảng 7,13 tấn/ha, sản lượng khoảng 11,150 triệu tấn lúa.

Các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL đã xuống giống vụ Hè Thu năm 2015 được khoảng 1,22 triệu ha/ 1,650 triệu ha diện tích kế hoạch, thu hoạch Hè Thu sớm khoảng 100.000 ha.

Philippines tuần qua đã mở thầu mua 250.000 tấn gạo, mời Việt Nam, Thái Lan và Campuchia tham gia. Cơ quan Lương thực Gạo mua lần này sẽ có kỳ hạn giaao hàng trong tháng 7 và tháng 8 năm nay nhằm bổ sung lượng gạo lưu kho quốc gia trong vụ giáp hạt (tháng 7 - tháng 9) cũng như kiềm chế giá gạo nội địa tăng.

Ban đầu, Việt Nam chào bán 150.000 tấn gạo với giá 419,35 USD/tấn và Thái Lan chào bán 100.000 tấn gạo với giá 419 USD/tấn, nhưng NFA đã từ chối cả 2 vì mức giá này cao hơn giá tham chiếu và cho phép chào giá lại. Việt Nam đồng ý hạ giá bán xuống 410,12 USD/tấn, bằng mức giá tham chiếu của NFA, nhưng Thái Lan rút lui vì cho rằng

Một số thông tin liên quan

Xuất khẩu gạo tiểu ngạch Myanmar sang Trung Quốc giảm do giá cao

Xuất khẩu gạo mậu biên của Myanmar sang Trung Quốc vẫn khá trì trệ sau Lễ hội Té nước hôm 19/4 do giá cao, theo các nguồn tin trong nước.

Theo giới thương nhân, giá gạo nội địa tăng cũng đang ảnh hưởng đến giá xuất khẩu, kéo giảm khối lượng xuất khẩu. Hiện giá gạo thường tại Myanmar tăng thêm 1.500 kyat/kg (14 USD/tấn) lên 18.000 kyat/100kg (164 USD/tấn).

Myanmar sẽ sớm bắt đầu xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc

Myanmar có thể sớm bắt đầu xuất khẩu gạo chính ngạch sang Trung Quốc, theo các nguồn tin trong nước. Công ty Thương mại Nông nghiệp Myanmar (MAPCO) đã đồng ý bán 3.000 tấn gạo theo Biên bản Ghi nhớ (MOU) giữa Liên đoàn Lúa gạo Myanmar (MRF) và Tổng công ty Ngũ cốc, Dầu ăn và Thực phẩm Quốc gia Trung Quốc (COFCO) để xuất khẩu 100.000 tấn gạo trong năm nay.

Trong số 9 công ty được phép xuất khẩu gạo theo danh sách của MRF, MAPCO là công ty đầu tiên tiến hành xuất khẩu.

Indonesia đặt mục tiêu thu mua 2,75 triệu tấn gạo năm 2015

Cơ quan Hậu cần Quốc gia Indonesia Bulog đặt mục tiêu thu mua 2,75 triêu tấn gạo trong năm nay, thấp hơn 14% so với mục tiêu ban đầu 3,2 triệu tấn, bất chấp việc chính phủ nâng giá thu mua (Harga pokok penjualan - HPP).

Chính phủ đã nâng HPP thêm 10% lên 7.260 rupiah/kg (577 USD/tấn) từ 6.600 rupiah/kg (524 USD/tấn) nhằm khuyến khích nông dân bán lúa gạo cho Bulog. Nhưng quyết định này không đạt được kết quả như mong đợi. Mới đây, Bộ trưởng Doanh nghiệp Nhà nước đã chỉ trích Bulog về quá trình thu mua chậm trễ và không hiệu quả lúa gạo trong vụ thu hoạch.

Philippines tính tăng ngân sách cho chương trình lúa gạo

Bộ Nông nghiệp Philippines (DA) đang nỗ lực tìm cách tăng ngân sách cho chương trình phát triển lúa gạo lên 11 tỷ peso (246 triệu USD) trong năm 2016 từ 6,6 tỷ peso (148 triệu USD) hiện nay.

Mục đích của chương trình là duy trì đà tăng trưởng của ngành lúa gạo cũng như tăng cường khả năng thích ứng với biến đối khí hậu và chuẩn bị đối phó với tác động của thiên tai.

Chương trình cũng sẽ giúp Philippines đạt được mục tiêu tự túc lúa gạo cũng như tăng đầu tư dài hạn vào nghiên cứu và phát triển các dự án thủy lợi quy mô nhỏ.

Chương trình hiện nay đang tập trung tăng sản lượng lúa 2015 của Philippines lên 20,09 triệu tấn với năng suất 4,09 tấn/ha. DA đang đề xuất áp dụng công nghệ tiên tiến, sử dụng giống chất lượng cao, áp dụng các biện pháp giảm thiểu tác động của môi trường và thiên tai để đạt được mục tiêu đề ra.

Indonesia sẽ nhập khẩu gạo như giải pháp cuối cùng

Bộ trưởng Nông nghiệp Indonesia đã nhắc lại rằng hiện nước này có đủ lượng gạo lưu kho đến tận tháng 9 năm nay, và Indonesia chỉ nhập khẩu gạo như giải pháp cuối cùng nếu dự trự nội địa không đủ đáp ứng nhu cầu, theo các nguồn tin trong nước.

Chính phủ Indonesia đang tăng cường thu mua lúa gạo khi vụ thu hoạch đang diễn ra và lên cao điểm vào tháng 6. Hiện giá thu mua của chính phủ là 7.260 rupiah/kg (550 USD/tấn) và chính phủ sẽ thu mua không hạn chế khối lượng.

Theo Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO), giá gạo bình quân tại Indonesia liên tục tăng từ tháng 9/2014 và đạt kỷ lục trong tháng 3/2015. Tuy nhiên, kể từ tháng 4, giá bắt đầu giảm nhờ các biện pháp can thiệp của chính phủ và nguồn cung tăng từ vụ lúa chính. Hiện giá gạo đứng ở 9,875 triệu rupiah (751 USD)/tấn, giảm từ 10 triệu rupiah (770 USD)/tấn trong tháng 4.

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) ước tính  sản lượng gạo của Indonesia năm 2014-2015 (tháng 10 - tháng 9) đạt 36,3 triệu tấn (57,17 triệu tấn lúa) và nhập khẩu 1,25 triệu tấn.

FAO dự đoán diện tích trồng lúa Nhật Bản 2015-2016 giảm do giá thấp

Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) dự đoán giá gạo trên thị trường nội địa của Nhật Bản giảm cũng sẽ kéo giảm diện tích trồng lúa tại nước này.

Nông dân Nhật bắt đầu xuống giống vụ lúa 2015 vào tháng 4 và kéo dài đến cuối tháng 5. FAO ước tính sản lượng lúa năm 2015 của Nhật Bản đạt 10,5 triệu tấn (7,67 triệu tấn gạo), giảm 1% so với 10,6 triệu tấn (7,74 triệu tấn gạo) năm 2014 do diện tích gieo cấy thu hẹp.

Theo FAO, nhập khẩu gạo của Nhật Bản năm 2015-2016 (tháng 4 - tháng 3) đạt 700.000 tấn. Tổng khối lượng nhập khẩu ngũ cốc của nước này đạt 25,4 triệu tấn, giảm nhẹ so với 25,52 triệu tấn năm 2014-2015.

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) ước tính sản lượng lúa của Nhật Bản năm 2014-2015 (tháng 11 - tháng 10) đạt 10,772 triệu tấn (7,84 triệu tấn gạo) và nhập khẩu gạo năm 2015 đạt 700.000 tấn.

T.Hải
Nguồn: Vinanet/Reuters, Oryza