Cảng than ở Vịnh Richard ở Nam Phi, cảng xuất khẩu nhiên liệu lớn nhất của châu lục, đang lần đầu tiên xuất sang Châu Á nhiều hơn Châu Âu do tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc làm tăng mạnh nhu cầu.

Theo Công ty TNHH mjunction Services, chi nhánh ở Kolkata của hãng Tata Steel Ltd. và công ty Steel Authority of India Ltd., hai trong số ba nhà tiêu thụ than cốc lớn nhất của Ấn Độ, các nhà sản xuất than đá Nam Phi đã tăng xuát khẩu sang Châu Á thêm 45% trong 7 tháng đầu năm nay và giảm 41% lượng xuất khẩu sang Châu Âu trong cùng kỳ.

Ông Julie Sharp, giám đốc về kinh doanh than tại Essen của công ty RWE AG trụ sở tại Đức, công ty dịch vụ công cộng lớn thứ hai của quốc gia, cho biết qua e-mail “Châu Âu thực sự không cần nhiều than năm nay do nguồn dự trữ nhiên liệu lớn và tiêu thụ thấp ở Anh và các nhà máy điện khác ở Châu Âu. Trong khi đó nhu cầu từ Châu Á lại cao nên các nhà xuất khẩu Nam Phi chuyển hướng sang khu vực Châu Á”.

Nhập khẩu vào Châu Âu giảm do các chính sách giảm hiệu ứng nhà kính lo ngại cắt giảm tiêu dùng của chính phủ và tăng thuế sẽ làm trở ngại quá trình phục hồi kinh tế. Theo số liệu của chính phủ, nhập khẩu vào Anh giảm 43% từ tháng 1 đến tháng 5. Nhà chức trách của cảng Rotterdam cho biết trên trang web rằng đơn hàng tới Rotterdam, cảng than lớn nhất của Châu Âu, đã giảm 0,6% nửa năm đầu so với cùng kỳ năm trước.

Giá than ở Newcastle tại Australia, tiêu chuẩn cho Châu Á, đạt mức trung bình 96,94 USD/ tấn cho đến tháng 7 năm nay, theo số liệu cung cấp bởi công ty IHS McCloskey tại Petersfield, Anh. Theo McCloskey thì giá trung bình ở Vịnh Richards là 87,85 USD/ tấn. Khoảng cách giữa hai giá đã mở rộng tới 58% đạt 9,09 USD vào năm 2010 so với mức 5,77 USD năm ngoái.

Nhu cầu than

Công ty mjumtion cho biết việc mua than của Châu Á từ cảng Richards tính tới cuối tháng 7 đã đạt khoảng 24 triệu tấn, gấp 5 lần so với Châu Âu. Nhập khẩu trong tháng 7 tổng số 4,52 triệu tấn, gần bằng mức 4,84 triệu tấn đã chuyển tới Châu Âu trong 7 tháng đầu năm.

Theo Brent Spalding, một nhà phân tích của văn phòng Nghiên cứu Tư vấn Wood Mackenzie ở Brisbane, Australia, nhu cầu ở Châu Á không có dấu hiệu giảm sút do tăng trưởng kinh tế của khu vực nhanh hơn phần còn lại của thế giới. Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF) nhận định việc kinh tế của Trung Quốc vượt trội hơn kinh tế của Nhật Bản và trở thành quốc gia lớn thứ hai trên thế giới trong quý kết thúc vào 30/6, sẽ làm tăng thêm 10,5% nhu cầu than trong năm nay và tăng 9,6% vào năm 2011. Cũng theo IMF, Ấn Độ sẽ tăng 9,4% vào năm 2010 và 8,4% trong năm tiếp theo.

Khả năng vận chuyển bằng đường sắt

Spalding cho biết “xu hướng gia tăng xuất khẩu than Nam Phi sang Ấn Độ và Châu Á sẽ tiếp diễn. Họ có thể nhận được thêm nhiều đơn đặt hàng từ Ấn Độ”. Lượng hàng tới Châu Á chỉ dưới 10 triệu tấn/năm trong khoảng thời gian từ 2001 đến 2007, trong khi Châu Âu vượt quá 40 triệu, Raymond Chirwa giám đốc điều hành vịnh Richard cho biết. Trong năm 2009, xuất khẩu tới Châu Âu giảm xuống 28,1 triệu tấn, tương ứng 46% của tổng doanh số, so với 38,9 triệu tấn của năm trước đó. Trái lại đối với Châu Á, lượng hàng xuất khẩu nhiều hơn gấp đôi đạt 25,1 triệu tấn năm 2009 so với mức 11,1 triệu tấn trong năm 2008.

DnB NOR ASA cho biết trong báo cáo tháng 8 rằng, xuất khẩu từ vịnh Richard có thể bị “giới hạn” trong hai năm tới do khả năng của đường sắt không phù hợp để chuyển than. Ngân hàng lớn nhất Na Uy cho biết, lượng hàng từ vịnh Richard có thể tăng từ 65 triệu tấn dự báo trong năm nay đến 79 triệu tấn vào năm 2015.

Fatih Birol nhà kinh tế trưởng của Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết Trung Quốc đã vượt qua Hoa Kỳ trở thành quốc gia sử dụng năng lượng lớn nhất thế giới vào năm ngoái. Trung Quốc đã tiêu thụ 1,54 tỷ tấn than năm vừa qua, hơn gấp 3 lần 498 tấn tiêu thụ ở Hoa Kỳ, BP Plc cho biết trong Thống kê đánh giá của Năng lượng Thế giới

Tiêu thụ của Trung Quốc

Dựa theo dự báo của IMF, nhập khẩu của Trung Quốc và Ấn Độ sẽ tăng trưởng ít nhất cho tới năm 2011.

Mxolisi Mgojo, giám đốc điều hành than của công ty Exxaro Resources Ltd. – nhà sản xuất nhiên liệu lớn thứ 4 của Nam Phi, có trụ sở tại Pretoria , cho biết qua e-mail “nhu cầu xuất khẩu sang Châu Âu giảm trong ngắn hạn sẽ càng làm gia tăng xuất khẩu sang Châu Á.”.

Theo Martin Wang, nhà phân tích của công ty Guotai Junan Securities Ltd. tại Hồng Công, tiêu thụ than ở Trung Quốc có thể tăng lên 8% trong năm 2010. Nhu cầu tăng lên 14% trong nửa năm đầu sau khi tăng 20% trong năm 2009, theo số liệu cung cấp bởi Bloomberg.

Trung Quốc trở thành nhà nhập khẩu ròng về than lần đầu tiên trong năm 2009 sau khi nhập khẩu nước ngoài hơn gấp 3 lần đạt kỷ lục 125,8 triệu tấn so với một năm trước đó.

Than nhiệt

Wood Mackenzie cho biết, tiêu thụ ở Ấn Độ, quốc gia sử dụng năng lượng lớn thứ 3 của Châu Á, có thể tăng gấp đôi từ năm 2008 đến 2015, vượt 1 tỷ tấn/năm. Nhập khẩu vào Ấn Độ đã tăng gấp đôi trong năm ngoái đạt khoảng 60 triệu tấn so với một năm trước đó, công ty Macquarie Group Ltd. cho biết.

Theo công ty Tata Power, công ty đang xây dựng nhà máy điện chạy bằng than tại Mundra ở miền tây Ấn Độ với công suất 4.000 megawatt, nhập khẩu than nhiệt vào Ấn Độ có thể tăng lên 72 triệu tấn vào năm 2011.

Ông Mgojo của công ty Exxaro dự báo “trong giai đoạn trung đến dài hạn, nhu cầu của Châu Âu sẽ phục hồi trở lại mức trong lịch sử và tăng hơn nữa do sản lượng than nội địa, và nhu cầu than Nam Phi sẽ tăng trở lại. Tuy nhiên nhu cầu của Châu Á sẽ tiếp tục tăng trưởng và than của Nam Phi sẽ tiếp tục đưa vào thị trường này”.

(Vinanet)