Do ảnh hưởng của đợt lũ cuối năm 2007, tiếp đến đợt rét đậm kéo dài đầu năm 2008 ảnh hưởng trực tiếp đến nông nghiệp (không thể gieo trồng các loại cây lương thực, thực phẩm, gặp khó khăn trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản…). Mặt khác, nguồn hàng lương thực-thực phẩm chủ yếu được nhập về từ Nghệ An, Quảng Trị, Lâm Đồng khu vực này cũng bị ảnh hưởng của đợt lũ cuối năm 2007, và đợt rét đầu năm 2008, tỉnh Quảng Trị là một trong những tỉnh đầu năm 2008 bị dịch bệnh H5N1, dịch heo tai xanh, lở mồm long móng hoành hành nên đẩy giá cả các mặt hàng lương thực-thực phẩm tăng cao. Cộng với tác động tăng giá cao của cả nền kinh tế đẩy chỉ số giá tiêu dùng liên tục tăng. Trong đó tháng 1 tăng 3,0%; tháng 2 tăng 4,43%; tháng 3 tăng 3,96%; (tăng chung của cả nước tháng 1: 2,38%; tháng 2: 3,56%; tháng 3: 2,99%).
Với nhiều giải pháp quyết liệt và đồng bộ của Chính phủ, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về công tác chống lạm phát để phát triển kinh tế. Ngày 8/4/2008 UBND tỉnh ra chỉ thị số 18/CT-UBND, về tăng cường các giải pháp cấp bách góp phần kiềm chế lạm phát, thực hành tiết kiệm, chóng lãng phí; phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế-xã hội năm 2008 đã tác động tích cực đến tốc độ tăng giá, chỉ số giá tháng 4 so tháng 3/2008 tăng 2,03%, tuy tốc độ tăng có chậm so với các tháng trước nhưng vẫn ở mức  cao, đưa tốc độ tăng giá tháng 4 so tháng 12/2007 tăng 14,08%.
Tháng 5, mặc dù có nhiều biện pháp nhằm chấn chính hệ thống lưu thông, phân phối, quản lý chặt về giá, song các mặt hàng nguyên vật liệu xây dựng, phân bón tiếp tục diễn biến phức tạp; cuối tháng 4 đầu tháng 5 do chủ quan trong khâu quản lý thị trường đã để xảy ra tình trạng sốt gạo “ảo” làm tăng đột biến về giá, dịch heo tai xanh xảy ra tại Quảng Điền, Hương Trà, Phong Điền phải tiêu hủy trên 15.000 con đã đẩy giá tiêu dùng trên địa bàn tiếp tục tăng cao, chỉ số giá tháng 5 tăng 3,1% so tháng 4/2008, đẩy chỉ số giá tháng 5 so tháng 12/2007 tăng 17,58%.
Chỉ số giá tháng 6 tăng 2,43% so tháng 5/2008. Trong đó: Tăng cao nhất là vàng 5,15%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,64% (lương thực tăng 5,56%, thực phẩm tăng 1,61%); nhà ở, điện nước, VLXD tăng 1,82%; đồ uống và thuốc lá tăng 1,28%; đô la tăng 1,44%. Các nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng nhẹ dưới 1%, duy nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm 1,13% do các mặt hàng ti vi, hàng điện tử giảm giá khá mạnh.
Chỉ số giá của các nhóm hàng hoá, dịch vụ tháng 6.


 
 
số
Chỉ số giá tháng 6/2008 so với (%)
Cùng tháng năm trước
Tháng
12 năm trước
Tháng trước
     Chỉ số giá tiêu dùng
C
129,20
120,11
102,43
I. Hàng ăn và dịch vụ ăn uống
01
145,94
131,42
103,64
Tròng đó: - Lương Thực
011
174,64
149,40
105,56
                 - Thực phẩm
012
135,56
123,75
101,61
II. Đồ uống và thuốc lá
02
113,41
108,00
101,28
III. May mặc, mũ nón, giày dép
03
107,48
105,46
100,51
IV. Nhà ở, điện, nước và VLDX
04
122,54
117,16
101,82
V. Thiết bị và đồ dùng gia đình
05
112,60
107,58
100,99
VI. Thuốc và dịch vụ y tế
06
106,36
103,12
100,10
VII. Giao thông, bưu chính, VThông
07
117,12
112,17
100,74
     Trong đó: Bưu chính-Viễn thông
072
90,05
91,16
99,96
VIII. Giáo Dục.
08
109,10
102,98
100,03
IX. Văn hoá, giải trí và du lịch
09
101,33
100,36
98,87
X. Hàng hoá và dịch vụ khác
10
114,69
110,25
100,87
Chỉ số giá vàng
1 V
141,42
115,50
105,15
Chỉ số giá đô la Mỹ
2 U
101,70
102,06
101,44
So tháng 12 năm trước, chỉ số giá tháng 6/2008 tăng 20,11%. Tất cả các nhóm hàng hóa và dịch vụ đều tăng cao, trong đó 5 nhóm tăng cao nhất là hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 31,42% (lương thực: 49,40%-thực phẩm: 23,75%); nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD tăng 17,16%; giao thông, bưu chính viễn thông tăng 12,17%; vàng tăng 15,5%, hàng hóa và dịch vụ khác tăng 10,25%. Các nhóm còn lại tăng dưới 10%, trong đó thấp nhất là đô la Mỹ tăng 2,06%.
Chỉ số tháng 6/2008 so với cùng kỳ tăng 29,20%, trong 12 nhóm hàng hóa và dịch vụ có đến 7 nhóm tăng trên 2 con số, 5 nhóm tăng dưới 10% trong đó thấp nhất là đô la Mỹ tăng 1,70%.
Với mức tăng giá so tháng 6/2007 tăng 29,20%; so năm (tháng 12/2007) tăng 20,11%, đặc biệt nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 31,64% (so tháng 6/2007 tăng 45,94%), tiền lương tăng bình quân 20%, trong khi đó nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống chiếm trên 42% tổng mức tiêu dùng của người dân. Như vậy, đã làm giảm mức sống thực tế của đại bộ phận dân nghèo không có ruộng, thị dân và những người làm công ăn lương, làm khoảng cách giàu nghèo tăng nhanh chóng.
(TTXTTM Thừa Thiên Huế)
 
 

Nguồn: Vinanet