Thêm vào đó, các khách hàng Trung Quốc còn phải đối mặt với tình trạng các hợp đồng bị rút ngắn thời hạn, mất đi lợi thế thương mại trên thị trường kali cacbonat. Trước đây, Trung Quốc thường ký một hợp đồng mua cho cả năm vào mùa xuân với giá cố định, nay phải ký mua trên cơ sở giao ngay.
Ngày 17/4, các nhà nhập khẩu kali cacbonat của Trung Quốc đã phải mua sản phẩm này từ Nga với giá 650 USD/tấn và giao trên biển. Mức giá này cao hơn cả mức 625 USD/tấn Ấn Độ mua trong tuần trước đó, và mức giá 400 USD/tấn mà Trung Quốc trả theo hợp đồng sắp hết hạn, ký cách đây 1 năm. Hợp đồng mua với giá mới chỉ có hiêu lực trong 8 tháng và khối lượng hàng giao trong thời gian này chỉ là 1 triệu tấn, tức chỉ bằng một nửa hợp đồng mua 12 tháng trong năm 2007.
Trong cuộc gặp mới đây với các nhà phân tích công nghiệp ở Mátxcơva, ông Oleg Petrov, Phó Giám đốc công ty Belarus Potash Company (BPC) của Bêlarút, công ty bán potash chủ chốt của thế giới, cảnh báo công ty này chuẩn bị chuyển sang ký các hợp đồng giao tại chỗ và thời hạn giao không quá 6 tháng. Điều này chắc chắn tạo thêm sức ép tăng giá trong các cuộc thương lượng với những nhà nhập khẩu Trung Quốc.
Kali cacbonat là loại phân bón hoá học cung cấp một trong những chất dinh dưỡng chủ chốt cho cây trồng. Loại sản phẩm này trước đây thường được sản xuất từ than củi, nhưng nay chủ yếu là từ khoáng sản. Trữ lượng kali cacbonat khoáng sản lớn tập trung chủ yếu ở 3 nước Canađa (chiếm một nửa tổng trữ lượng của thế giới), Nga (chiếm hơn 25%4) và Bêlarút (chiếm hơn 9% ). Cả ba nước cộng lại chiếm 85% trữ lượng của thế giới.
Về công suất sản xuất, lớn nhất là công ty Potash Corporation của Canađa, và Mosaic của Bắc Mỹ, tiếp đến là công ty Belaruskali của Bêlarút và hai công ty Nga Uralkali và Silvinit. Việc khai thác kali cacbonat trên thế giới được chú trọng hơn vàng, bạc, kim cương, niken, đồng và quặng bốxít.
Giá kali cacbonat trên thị trường thế giới hiện nay tăng nhanh hơn giá vàng và tác động mạnh lên giá gạo, ngô và các cây lương thực khác vốn đã và đang gây khó khăn cho các nước châu Á. Giá lương thực cao đã gây ra một loạt phản ứng khác nhau ở châu Á và châu Phi như đầu cơ tích trữ, cướp phá, lệnh cấm xuất khẩu, các chính sách kiểm soát giá.
Hoạt động buôn bán kali cacbonat trên thị trường toàn cầu, thậm chí còn tập trung hơn cả dầu mỏ của OPEC, hiện do 2 nhóm công ty liên kết thống trị là Canpotex ở Xingapo quản lý các hoạt động buôn bán của 3 công ty chủ chốt ở Bắc Mỹ gồm Potash Corporation, Mosaic và Agrium, và nhóm BPC ở Minxcơ, một liên doanh của hai công ty Uralkali và Belaruskali.
Dân số gia tăng đẩy nhu cầu lương thực tăng lên, trong khi đất canh tác ngày càng co lại, phân bón khoáng sản là nhân tố giúp xoá đi khoảng cách chênh lệch giữa nhu cầu calo của người tiêu dùng và năng suất đất trồng đáp ứng cho nhu cầu đó. Do đó, các nước thiếu kali cacbonat nhất là những quốc gia sử dụng nhiều kali cacbonat nhất như Trung Quốc, Ấn Độ và Braxin. Thế nhưng thiên nhiên lại không ưu đãi cho họ các nguồn kali cacbonat khoáng sản. Nhu cầu lương thực của thế giới đang đẩy nhu cầu về mặt hàng này tăng nhanh hơn so với khả năng sản xuất của các nhà khai thác, trong khi thế giới chỉ có 2 tập đoàn kiểm soát buôn bán kali cacbonat, và 3 nước nhập khẩu chủ chốt.
Kết quả là giá kali cacbonat do BPC ấn định đang đẩy giá cổ phiếu của các công ty khai thác phân bón cho thị trường thế giới tăng vọt lên.
Tổng Giám đốc công ty Uralkali, Vladislav Baumgertner, tuyên bố tại hội nghị các nhà sản xuất hồi đầu tháng 4/08 rằng giá kali cacbonat giao tại chỗ có thể sẽ lên hơn 800 USD/tấn vào quý IV/08. Theo ông Baumgertner, đầu năm nay, giá hợp đồng bán cho Ấn Độ mới chỉ vào khoảng 270 USD/tấn, nhưng đến tháng 3 đã lên tới 625 USD/tấn với hợp đồng mới có hiệu lực từ tháng 5/08 đến tháng 5/09, tức đạt mức tăng hàng năm 132%.
Ông Petrov còn dọa rằng giá kali cacbonat, nếu lên tới mức 1.000 USD/tấn có thể là tương đối nhanh, nhưng các khách hàng Trung Quốc cần hiểu rằng họ phải trả gá cao hơn Ấn Độ như vậy là vẫn còn được ưu tiên, nếu không giá sẽ còn tăng lên nữa ở những nơi khác.
Ông Baumgertner giải thích rằng nhu cầu và sức mua toàn cầu năm nay đang làm thay đổi hướng bán và giao hàng về mặt địa lý của Uralkali . Trung Quốc, đã nhập tới 40% nhu cầu kali cacbonat trong năm 2007, sẽ giảm tỷ trọng này xuống còn 23% trong năm nay, còn Ấn Độ sẽ tăng mua từ 7% lên 12%, Đông Nam Á sẽ tăng từ 11% lên 17%, Mỹ từ 0% lên 4% và Braxin vẫn duy trì ở mức 21%.
Do sự thay đổi này, thế thương lượng của Trung Quốc sẽ kém đi và nước này sẽ phải trả mức giá cao hơn nhiều so với dự kiến.
Theo thống kê của BPC, Uralkali và Belaruskali chiếm 33% lượng kali cacbonat xuất khẩu của thế giới, và công ty Silvinit bán riêng chiếm tỷ trọng 12%. Tính gộp lại Nga kiểm soát 45% thị trường kali cacbonat thế giới. Tỷ trọng của nhóm Bắc Mỹ Canpotex giảm xuống còn 26% và nhóm K+S của Đức chiếm 14%.
Thị trường kali cacbonat đang biến động nhanh, các ngân hàng đầu tư và các nhà môi giới đang gặp khó khăn trong tính toán thu nhập và lợi nhuận. Ngày 21/4, UBS dự đoán giá xuất khẩu trong năm 2008 sẽ vào khoảng 611 USD/tấn và 850 USD/tấn năm 2009, nhưng đến ngày 24/4 những con số này đã trở nên lạc hậu.
Các công ty sản xuất và xuất khẩu phân bón thu lợi lớn không những nhờ giá phân bón mà cả giá giá cổ phiếu của họ tăng mạnh. Giá cổ phiếu của Uralkali tăng từ 2-2,5 USD/cổ phiếu năm 2006 lên 3,5 USD năm 2007 và hiện nay là 11 USD/cổ phiêys, khiến cho vốn thị trường của công ty này tăng mạnh từ 3 tỷ USD năm 2006 lên 5 tỷ USD năm 2007 và 23,4 tỷ USD hiện nay. Vốn thị trường của công ty Potash cũng tăng vọt lên tới 58 tỷ USD và công ty Mosaic lên tới 57 tỷ USD. Với động lực tăng giá phân bón còn mạnh hơn cả vàng, các nhà lãnh đạo các công ty phân bón dự đoán giá phân bón sẽ còn tiếp tục tăng mạnh.
Tại hội nghị ở Canađa, người Bắc Mỹ và người Nga đều ghi nhận tình trạng lạm phát giá lương thực, giá phân bón và thiếu ngũ cốc đang dẫn đến các biện pháp kiểm soát của chính phủ. Ông Michael Wilson, Tổng Giám đốc công ty Agrium của Bắc Mỹ cho biết chính phủ đang bắt đầu can thiệp vào các hoạt động kinh doanh trong ngành nông nghiệp, giám sát chặt chẽ thuế xuất khẩu và giá phân bón. Chính phủ Nga cũng đã áp dụng mức thuế xuất khẩu mới đối với các mặt hàng phân bón và các hoá chất liên quan và dọa sẽ cắt giảm hạn ngạch xuất khẩu, thương lượng với các nhà cung cấp và sản xuất phân bón về các biện pháp hạn chế tăng giá bán trong nước.
Tuần trước có tin đồn rằng Chính phủ Trung Quốc sẽ sớm áp đặt mức thuế xuất khẩu 135% đối với phân đạm và phân lân. Những động thái trên đang đẩy thị trường phân bón thế giới vào những cơn sóng động mới về nguồn cung và giá cả.
 

Nguồn: Internet