Hợp đồng cao su giao kỳ hạn tháng 12/2024 trên sàn giao dịch Osaka (OSE) mở cửa tăng 1,8 JPY, tương đương 0,57% chốt ở 317,4 JPY (2,04 USD)/kg.
Hợp đồng cao su giao kỳ hạn tháng 9/2024 trên sàn giao dịch Thượng Hải SNRv1 tăng 85 CNY, tương đương 0,59% chốt ở 14.525 CNY (1.996,37 USD)/tấn. Cũng trên sàn giao dịch SHFE này, hợp đồng cao su tổng hợp butadiene (SBR) SHBRv1 giao kỳ hạn tháng 9/2024 tăng 110 CNY, tương đương 0,75% chốt ở 14.800 CNY/tấn.
Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 8/2024 trên sàn SICOM Singapore chốt ở 162 US cent/kg, tăng 1,1%.
Đồng Yên giảm gần 1% so với đồng USD, giao dịch ở mức 155,78 JPY đổi 1 USD, Đồng Yên suy yếu khiến các tài sản định giá bằng đồng tiền này trở nên phải chăng hơn với các khách hàng nước ngoài.
Cao su tự nhiên thường chịu sự điều chỉnh của giá dầu khi cạnh tranh thị phần với cao su tổng hợp được sản xuất từ dầu thô. Đầu phiên giao dịch châu Á, giá dầu giảm xuống mức thấp nhất 6 tuần do lo ngại về nhu cầu ngày càng tăng ở Trung Quốc.
Trung Quốc là nước tiêu thụ cao su hàng đầu thế giới. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PboC) hôm 22/7 đã giảm một số mức lãi suất chủ chốt, động thái được giới chuyên gia đánh giá là nhằm thúc đẩy tăng trưởng ở nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này. Tuy nhiên thị trường vẫn không khỏi bất ngờ khi nhiều dự báo trước đó đều cho rằng PBoC sẽ không hạ lãi suất trước Fed.
Động thái cắt giảm lãi suất của PBoC được đưa ra sau khi Trung Quốc báo cáo GDP quý II chỉ tăng trưởng 4,7%, thấp hơn nhiều mức tăng 5,3% của quý đầu năm và cũng là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ quý I/2023. Theo các chuyên gia kinh tế, Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều khó khăn do sự suy giảm của thị trường bất động sản, trong khi tâm lý tiêu dùng và kinh doanh cũng yếu. PBoC cũng cho biết trong một tuyên bố rằng, việc cắt giảm lãi suất nhằm mục đích “tăng cường các điều chỉnh ngược chu kỳ để hỗ trợ tốt hơn cho nền kinh tế thực”.
Thái Lan là nước sản xuất cao su hàng đầu thế giới. Cơ quan khí tượng nước này cảnh báo mưa lớn có thể gây lũ quét, tràn bở từ ngày 23-29/7/2024.

Nguồn: Vinanet/VITIC/Reuters