Vàng thỏi chỉ có thể bán cho ngân hàng và có nguy cơ bị từ chối nếu có một vết xước trên mặt. Thêm vào đó là một khoản tiền hàng tháng để thuê két kiên cố ...
 
Doanh số bán các loại vàng, đặc biệt là trang sức đã tăng nhanh từ cuối tháng trước.
 
Gần đây nhìn chung biến động của giá vàng rất lớn bởi khủng hoảng tài chính toàn cầu cũng đã bắt đầu tác động tới lĩnh vực này. Xét về trung hạn, triển vọng của vàng vẫn là rất tốt, giá vàng sẽ có khả năng tăng đều đặn trong những tháng tới, đạt đến mức 950USD/ounce hay 1.000USD/ounce trong 1 năm tới.
 
Tuy nhiên người dân toàn thế giới phải suy nghĩ cẩn trọng về việc làm sao bảo vệ khoản tiền tiết kiệm khi ngành ngân hàng biến động và TTCK toàn cầu liên tiếp lập đáy mới.
 
Việc vàng tăng giá là kết quả tất yếu khi nhà đầu tư ngày một ưa chuộng vàng do thị trường chứng khoán đã sụt giảm quá mạnh. Thế giới chưa bao giờ trải qua cơn sốt vàng như vậy từ khủng hoảng dầu mỏ thập niên 1970-1980.
 
US Mint, cơ quan phụ trách việc đúc tiền của Mỹ, đã phải tăng gấp đôi lượng tiền vàng bán ra nhằm đáp ứng nhu cầu. Tại Nga, doanh số bán trang sức tăng 50% trong 2 tháng qua. Theo những công ty cung cấp vàng, sở dĩ doanh số cao như vậy do người tiêu dùng hoảng sợ với khủng hoảng tài chính và cố gắng bảo vệ tiền tiết kiệm của mình.
 
Tuy nhiên, việc đầu tư vàng trang sức vàng không thật sự sáng suốt như nhiều người nghĩ. Thứ nhất, tại Nga, trang sức vàng được định giá quá mức, giá vàng tại đây cao hơn từ 50% cho đến 100% so với các nơi khác.
 
 Thứ hai, giá bán lẻ các đồ trang sức bằng vàng như nhẫn, dây chuyền, lắc thường cao hơn rất nhiều so với vàng thỏi nguyên chất. Người tiêu dùng bán lại nó, giá trị sẽ mất đi rất nhiều.
 
 Người Nga bắt đầu được buôn bán vàng thỏi hợp pháp từ năm 1997. Phần lớn những ngân hàng lớn nhất cung cấp dịch vụ này. Tuy nhiên việc đầu tư vàng cũng có nhược điểm nhất định: người mua phải trả thuế giá trị gia tăng 18%, khoản thuế này không được hoàn khi người đó bán lại. Nói cách khác, buôn bán vàng thỏi sẽ không lỗ nếu giá vàng sau đó tăng ít nhất 18%.
 
 Thực tế, để có lợi nhuận, chênh lệch giá mua - bán của các ngân hàng thường từ 20 – 25%, hay 2-7% lượng thuế VAT. Điều này có nghĩa là, nếu nhà đầu tư quyết định bán vàng thỏi trở lại cho ngân hàng trong 2 tháng sau khi giá vàng đã tăng 20%, họ cũng chỉ nhận được khoản tiền tương đương giá vốn bỏ ra mà không có chút lợi nhuận nào.
 
Tuy nhiên còn nhiều vấn đề khác nữa. Vàng thỏi chỉ có thể bán lại cho ngân hàng, ngân hàng có thể từ chối thỏi vàng đó nếu có một vết xước trên bề mặt. Hơn thế nưa, nhà đầu tư cần nơi cất trữ vàng, giải pháp tốt nhất là thuê két kiên cố, họ lại mất thêm một khoản tiền hàng tháng cho việc này.
 
Cách dễ nhất và hiệu quả nhất dù có phần mạo hiểm là mở tài khoản tiền gửi bằng kim loại quý tại ngân hàng. Tài khoản này được quy ra vàng thay cho đơn vị tiền tệ nào đó.
 
Chênh lệch giữa giá trị tiền gửi và tiền rút của kim loại đó không cao hơn 5% - tương đương phí dịch vụ nộp cho ngân hàng. Người mua có quyền đóng tài khoản và rút tiền mặt bất cứ lúc nào muốn. Lợi nhuận hay khoản lỗ mà khách hàng phải nhận chỉ phụ thuộc vào giá vàng quốc tế được ngân hàng trung ương định giá.
 
Lựa chọn này cũng có nhược điểm nhất định – chính phủ không bảo lãnh loại hình tiền gửi đó. Vì thế nếu ngân hàng phá sản, người nắm tài khoản sẽ không được bồi thường mà chỉ có thể nhận được một phần sau khi ngân hàng tiến hành các thủ tục phá sản.

Nguồn: Internet