Thuốc sản xuất trong nước: Thị trường tương đối ổn định. Tuy nhiên, một số loại thuốc vẫn có điều chỉnh nhẹ về mức giá do phụ thuộc vào giá nguyên liệu nhập và các yếu tố đầu vào. Khảo sát ở 3 khu vực trọng điểm của cả nước cho thấy số lượng mặt hàng tăng hoặc giảm giá không nhiều, mức tăng hoặc giảm không lớn (khu vực Hà Nội có 126/10.018 mặt hàng tăng giá và 19/10.018 mặt hàng giảm giá, khu vực miền Trung chỉ có 5/1.000 mặt hàng tăng giá, khu vực TPHCM chỉ có 24/1.940 mặt hàng tăng giá).
Thuốc nhập khẩu: thị trường thuốc nhập khẩu có giá biến động nhẹ, tuy nhiên mức tăng ở các tỉnh phía Bắc cao hơn các tỉnh phía Nam (Hà Nội có 40/9.896 mặt hàng tăng giá và có 11/9.896 mặt hàng giảm giá; miền Trung có 11/1.000 mặt hàng tăng giá và 3/1000 mặt hàng giảm giá, TPHCM có 31/1.932 mặt hàng tăng giá).
Nguyên liệu nhập làm thuốc: so với tháng trước giá nguyên liệu nhập khẩu từ Ấn Độ, Trung Quốc đều tăng xấp xỉ khoảng 15% (Vitamin C tăng 16,92%, cephalexin tăng 15,54%, ampicilin compacted tăng 14,38%, amoxicilin tăng 11,84%). Song, nguyên liệu sản xuất thuốc bổ giảm (vitamin B1 giảm 10%, vitamin B6 giảm 5,75%).
Dự báo thị trường dược phẩm trong nước tháng 5 và quý II/2008 có xu hướng ổn định, cung cầu về thuốc cân đối, giá thuốc sẽ có sự điều chỉnh nhẹ theo diễn biến của thị trường.

Nguồn: Vinanet