Dự kiến năm 2009, EC sẽ tiến hành những dự án nghiên cứu hứa hẹn về rối loạn thần kinh, các bệnh về chuyển hóa và viêm nhiễm.
Ông J. Potocnik, Ủy viên Khoa học và Nghiên cứu châu Âu nêu rõ: "IMI chủ trương huy động những nỗ lực của cả khu vực công cộng lẫn tư nhân, nhằm đưa châu Âu thành nhân tố lớn trong lĩnh vực dược phẩm".
Trong khi đó, ông A. Higgins, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Dược phẩm châu Âu (EFPIA), nhấn mạnh sự cần thiết phải phối hợp cố gắng của các đối tác nhằm khắc phục các nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng trì trệ trong lĩnh vực điều chỉnh thuốc mới. Bởi theo ước tính, phải mất 1 tỷ euro để đưa vào phát triển một phân tử hóa học hay sinh học, và phải mất trung bình 12,5 năm mới có thể đưa được một loại thuốc mới ra thị trường. Cứ 10.000 thực thể được tổng hợp trong phòng thí nghiệm thì chỉ có một hoặc hai thực thể vượt qua được mọi giai đoạn thí nghiệm để trở thành thuốc được bán trên thị trường. Dự án này càng trở nên quan trọng khi châu Âu đã trở thành "quầy thuốc" của thế giới. Năm 1998, có 7 trong số 10 loại thuốc mới được phát minh tại châu Âu, nhưng sau đó tỷ lệ đó chỉ còn là 3/10.
IMI sẽ tăng cường khả năng cạnh tranh của châu Âu trong lĩnh vực sinh dược nhằm đưa châu Âu thành nơi hấp dẫn nhất cho việc nghiên cứu về dược phẩm. Châu Âu hiện là nhà nhà sản xuất dược phẩm lớn thứ hai thế giới, sau Mỹ; sản xuất hơn 35% dược phẩm trên toàn thế giới, trị giá 161 tỷ euro.
Ngân sách để thực hiện IMI từ nay đến năm 2013 là 2 tỷ euro, trong đó năm 2008 dành 123 triệu euro cho nghiên cứu về rối loạn thần kinh, các bệnh về chuyển hóa và các bệnh viêm nhiễm. Sắp tới, IMI còn bao gồm cả các loại thuốc chữa ung thư và các bệnh nhiễm khuẩn, những bệnh chưa có thuốc đặc trị.

Nguồn: Internet