(VINANET) - Giá dầu cọ kỳ hạn tại Malaysia tăng phiên hôm thứ tư (25/3), do khối lượng xuất khẩu từ nước sản xuất lớn thứ hai được cải thiện – lần đầu tiên – trong 3 tháng, tuy nhiên lo ngại kéo dài về triển vọng nhu cầu toàn cầu suy giảm.

Số liệu từ Intertek Testing Services (ITS) cho biết, xuất khẩu dầu cọ Malaysia trong giai đoạn từ 1-25/3 tăng 3,5%, lên 856.474 tấn, vượt so với cùng kỳ tháng 2/2015, do hoạt động mua vào của Ấn Độ tăng cao. Tuy nhiên, giá dầu thô và dầu đậu tương suy yếu, khiến dầu cọ không hấp dẫn, cùng với dấu hiệu tăng trưởng chậm chạp ở nước tiêu thụ chủ chốt – Trung Quốc – đã ảnh hưởng đến giá dầu nhiệt đới. “Với sự không chắc chắn về nhu cầu và thị trường bên ngoài, chúng tôi thấy một số hoạt động mua vào đã bắt đầu”, Lingam Supramaniam, giám đốc của doanh nghiệp Pelindung Bestari có trụ sở tại Malaysia cho biết.

Hoạt động của nhà máy tại Trung Quốc – nền kinh tế lớn thứ hai thế giới – giảm xuống mức thấp 11 tháng trong tháng 3.

Xuất khẩu dầu cọ hàng tháng của Malaysia sang Trung Quốc giảm 28% trong tháng 3, ITS cho biết.

Giá dầu cọ giao kỳ hạn tháng 6, hợp đồng benchmark tại Sở giao dịch hàng hóa phái sinh Bursa Malaysia tăng 0,4%, lên 2.164 ringgit (tương đương 591 USD)/tấn, với mức giá dao động từ 2.145 ringgit/tấn và 2.166 ringgit/tấn.

Tổng khối lượng giao dịch ở mức 15.335 lot (1 lot = 25 tấn), trên mức trung bình 12.500 lot.

Giá dầu đậu tương Mỹ giao kỳ hạn tháng 5 giảm 0,2%, trong khi hầu hết các hợp đồng dầu đậu tương giao kỳ hạn tháng 9 tại Sở giao dịch hàng hóa Đại Liên giảm 0,6%.

Tại thị trường khác, giá dầu thô kỳ hạn giảm nhẹ do chứng khoán Mỹ tăng mạnh, mặc dù nhu cầu từ châu Âu tương đối mạnh hỗ trợ giá.

Trong khi đó, một tùy viên của Bộ nông nghiệp Mỹ cho biết, cơ quan này đã cắt giảm dự báo sản lượng dầu cọ Malaysia năm 2014/15 xuống còn 20 triệu tấn, so với 20,5 triệu tấn, do thời tiết xấu ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.

“Lũ lụt ảnh hưởng đến bờ biển phía đông Malaysia vào cuối năm 2014, và thời tiết khô trong quý I/2014, đẩy sản lượng dầu cọ giảm 12% trong giai đoạn từ tháng 10/2014 – tháng 2/2015”, USDA cho biết.

Sản lượng trong niên vụ 2015/16 dự kiến sẽ tăng đáng kể lên 20,5 triệu tấn.

Giá dầu cọ, dầu đậu tương và dầu thô ngày 25/3:

Hợp đồng
Tháng
ĐVT
Giá mới nhất
Thay đổi
Giá thấp
Giá cao
MY PALM OIL
APR5
ringgit/tấn
 2.168 
+3,00
2.159
 2.175
MY PALM OIL
MAY5
 ringgit/tấn
2.169
+7,00
2.153
2.171
MY PALM OIL
JUN5
 ringgit/tấn
2.164
+8,00
2.145
2.166

CHINA PALM OLEIN

SEP5
NDT/tấn
4.720
-26,00
4.714
4752
  CHINA SOYOIL
SEP5
 NDT/tấn
5.452
-32,00
5.446
5.494

  CBOT SOY OIL

MAY5
Uscent/pound
31,05
-0,50
31,01
31,12

  INDIA PALM OIL

MAR5
rupee/10kg
438,50
-0,50
435,90
439,00
  INDIA SOYOIL
APR5
 rupee/10kg
584,70
-1,25
584,00
586,90

  NYMEX CRUDE

MAY5
USD/thùng
47,39
- 0,12
47,31
47,75 
 

1 USD = 3,6590 ringgit Malaysia   
1 USD  = 6,2111 NDT
1 USD  = 62,28 ruppe Ấn Độ

Vũ Lanh
Nguồn: Vinanet/Reuters

Nguồn: Internet