VINANET) – Phiên giao dịch cuối cùng của tháng 2 (kết thúc vào rạng sáng 28/2 giờ VN), giá hàng hóa thế giới đồng loạt tăng, trong đó dầu thô tăng mạnh nhờ kỳ vọng vào triển vọng nhu cầu trong thời gian tới.

Trên thị trường năng lượng, giá dầu thô tăng mạnh phiên cuối tháng sau đợt giảm dài ngày trước đó, nhờ vậy tính chung trong tháng 2 giá tăng lần đầu tiên kể từ tháng 6/2014.

Giá dầu thô ngọt nhẹ (WTI) kỳ hạn giao tháng 4/2015 trên sàn Nymex New York tăng 1,59 USD, tương đương 3,3%, lên 49,76 USD/thùng, ghi nhận mức tăng 3,1% trong tháng 2. Giá dầu Brent giao tháng 4/2015 trên sàn ICE Futures Europe London tăng 2,53 USD, tương đương 4,2%, lên 62,58 USD/thùng. Chênh lệch giữa giá dầu Brent và WTI tăng lên 13 USD/thùng, cao nhất kể từ tháng 1/2014.

Tính chung trong tháng 2, giá dầu thô tăng 18%, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 5/2009.

Hy vọng nhu cầu tăng trong thời gian tới đã kéo giá dầu tăng mạnh phiên cuối tháng. Chỉ số PMI sản xuất chính thức của Trung Quốc dự định được công bố vào cuối tuần, và giới quan sát thị trường dự đoán vẫn dưới ngưỡng 50 điểm. Số liệu này sẽ ảnh hưởng đến thị trường dầu trong tuần tới do Trung Quốc hiện là nước tiêu thụ dầu thô lớn thứ 2 thế giới sau Mỹ và là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng.

Kết quả khảo sát Reuters cũng cho thấy, sản lượng dầu thô của OPEC trong tháng 2 giảm trong khi thời tiết bất lợi khiến hoạt động bốc xếp và vận chuyển dầu tại miền Nam Iraq bị gián đoạn. Ước tính sản lượng dầu OPEC tháng 2 đạt 29,92 triệu thùng/ngày, thấp hơn so với mục tiêu sản lượng 30 triệu thùng/ngày của khối này và ghi nhận mức thấp nhất kể từ tháng 6/2014.

Tuy nhiên, mức tăng giá của dầu Brent và WTI phần nào bị hạn chế sau khi số liệu của Baker Hughes Inc cho thấy số giàn khoan đang hoạt động của Mỹ chỉ giảm 33 xuống 986 giàn trong tuần, dưới mốc 1.000 lần đầu tiên kể từ tháng 6/2011.

Nhìn lại toàn cảnh biến động giá dầu trong thời gian qua có thể thấy dầu đã để mất khoảng 60% giá trị trong giai đoạn từ tháng 6/2014 đến cuối tháng 1/2015 do nguồn cung trên thị trường thế giới dư thừa, nền kinh tế toàn cầu ảm đạm, còn đồng bạc xanh lên giá.
Giới thương nhân đang theo dõi sát sao sự sụt giảm số lượng giàn khoan đang hoạt độngcác thông tin kinh tế Mỹ để tìm dấu hiệu cho thấy rốt cuộc dư cung dầu sẽ giảm, nhưng giới phân tích vẫn chưa nhất trí về thời điểm điều này diễn ra.

Theo số liệu công bố hôm thứ Tư 25/2 của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), nguồn cung dầu thô của Mỹ trong tuần kết thúc vào 20/2 tăng 8,4 triệu thùng.

Về các sản phẩm dầu, giá xăng RBOB giao tháng 3/2015 trên sàn Nymex tăng 6 cent, tương đương 3,5%, lên 1,7676 USD/gallon, trong khi giá dầu diesel giao tháng 3/2015 tăng 16,31 cent, tương đương 7,6%, lên 2,2989 USD/gallon.

Nhưng giới phân tích cho rằng giá “vàng đen” trong thời gian tới vẫn sẽ còn biến động.

Trên thị trường kim loại quý, giá vàng phiên cuối tháng cũng tăng bởi những số liệu kinh tế Mỹ gần đây khiến giới đầu tư cho rằng Fed sẽ chưa vội nâng lãi suất.

Giá vàng giao tháng 4/2015 trên sàn Comex New York tăng 3 USD, tương đương 0,3%, lên 1.213,1 USD/ounce. Tính chung trong cả tuần này, giá vàng tăng 8%. Tuy nhiên, tính chung trong tháng 2 giá vàng vẫn giảm 5,5%, là mức giảm nhiều nhất kể từ tháng 9/2014 do USD liên tục tăng và chứng khoán châu Âu lên cao nhất nhiều năm qua.

USD tăng so với các đồng tiền trong giỏ tiền tệ, ghi nhận 8 tháng tăng liên tiếp.

Số liệu công bố hôm 27/2 cho thấy, kinh tế Mỹ có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại trong quý IV/2014 khi chỉ tăng trưởng 2,2% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức ước tính ban đầu 2,6% và tăng trưởng 5% của quý III trong bối cảnh tồn kho thương mại tăng, thâm hụt thương mại lớn hơn tuy nhiên nhu cầu nội địa vẫn tăng.

Giá vàng đã giảm 7% so với mức cao nhất 5 tháng 1.300 USD/ounce ghi nhận trong tháng 1 trước đồn đoán lãi suất tại Mỹ tăng làm giảm tính hấp dẫn của kim loại quý như tài sản trú ẩn an toàn.

Nhập khẩu vàng của Trung Quốc từ Hong Kong hồi phục trong tháng 1/2015 từ mức thấp nhất 3 tháng trong tháng 12/2014, cho thấy nhu cầu tăng trước kỳ nghỉ lễ Tết âm lịch.

Chênh lệch giá vàng nội địa và quốc tế trên Sàn Giao dịch Vàng Thượng Hải hôm thứ Sáu 27/2 duy trì ở 4 USD/ounce, giảm nhẹ sau khi người mua Trung Quốc quay lại thị trường sau kỳ nghỉ dài từ 18-24/2.

Trong số các kim loại quý khác, giá bạc giao ngay tăng 0,2% lên 16,56 USD/ounce, giá palladium tăng 1,1% lên 815,95 USD/ounce và giá bạch kim tăng 0,9% lên 1.183 USD/ounce.

Trên thị trường cà phê, giá đồng loạt tăng nhẹ vào phiên cuối tháng. Tại New York, cà phê arabica kỳ hạn giaotháng 3/2015 giá tăng 0,2 US cent/lb lên 136,75 US cent/lb; kỳ hạn giao tháng 5/2015 giá tăng 0,25 US cent/lb lên 140,8 US cent/lb; kỳ hạn giao tháng 7/2015 giá tăng 0,45 US cent/lb lên 143,9 US cent/lb; và kỳ hạn giao tháng 9/2015 giá tăng 0,05 US cent/lb lên 146,25 US cent/lb.

Tại London, cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 3/2015 giá tăng 37 USD/tấn lên 1.871 USD/tấn; kỳ hạn giao tháng 5/2015 giá tăng 38 USD/tấn lên 1.907 USD/tấn; kỳ hạn giao tháng 7/2015 giá tăng 35 USD/tấn lên 1.929 USD/tấn; và kỳ hạn giao tháng 9/2015 giá tăng 34 USD/tấn lên 1.953 USD/tấn.

Chênh lệch giá giữa cà phê arabica và robusta (Ice5/Liffe5) thu hẹp xuống 54,29 US cent/lb. Mức chênh lệch này tiếp tục nâng cao mối quan tâm của các nhà rang xay đối với cà phê robusta.

Tại Việt Nam, giá cà phê cũng tăng theo xu hướng thế giới. Sáng nay thứ Bảy (28/2), giá cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên sau 4 phiên giảm liên tiếp đã quay đầu tăng 700.000 đồng/tấn lên 38,8-39,5 triệu đồng/tấn. Giá cà phê robusta giao tại cảng TP.HCM giá FOB hôm nay tăng 38 USD/tấn từ 1.779 USD/tấn hôm qua lên 1.817 USD/tấn.

Theo số liệu điều chỉnh của Tổng cục Hải quan Việt Nam, xuất khẩu cà phê trong tháng 1/2015 đạt 2.206.667 bao, tăng 206.667 bao so với dự báo trước đó. Đồng thời dự báo xuất khẩu cà phê tháng 2 giảm 40,8% so với cùng kỳ năm ngoái xuống 1.820.000 bao do thị trường nghỉ lễ Tết âm lịch.

Dự báo này cao hơn so với xuất khẩu 1,42-1,67 triệu bao trong tháng 2 của giới thương nhân. Do vậy, nếu sử dụng con số dự báo của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm niên vụ tháng 10/2014 – tháng 9/2015 đạt 8.943.333 bao, giảm 11% so với cùng kỳ năm trước.

Giá hàng hóa thế giới
Hàng hóa
ĐVT
Giá 31/1
Giá 28/2
Giá 28/2 so với 27/2
Giá 28/2 so với 27/2 (%)
Dầu thô WTI
USD/thùng
48,24
49,76
0,00
0,00%
Dầu Brent
USD/thùng
52,99
62,58
+2,53
+4,21%
Dầu thô TOCOM
JPY/kl
39.530,00
46.900,00
+830,00
+1,80%
Khí thiên nhiên
USD/mBtu
2,69
2,73
+0,04
+1,37%
Xăng RBOB FUT
US cent/gallon
147,50
197,79
+7,71
+4,06%
Dầu đốt
US cent/gallon
170,08
197,37
+8,04
+4,25%
Dầu khí
USD/tấn
477,00
580,75
+7,75
+1,35%
Dầu lửa TOCOM
JPY/kl
50.420,00
58.520,00
+730,00
+1,26%
Vàng New York
USD/ounce
1.278,50
1.213,10
+3,00
+0,25%
Vàng TOCOM
JPY/g
4.817,00
4.664,00
+38,00
+0,82%
Bạc New York
USD/ounce
17,21
16,56
0,00
0,00%
Bạc TOCOM
JPY/g
64,90
64,10
+0,40
+0,63%
Bạch kim giao ngay
USD/t oz,
1.241,56
1.188,75
+14,25
+1,21%
Palladium giao ngay
USD/t oz,
772,35
817,65
+7,00
+0,86%
Đồng New York
US cent/lb
249,45
269,15
-0,30
-0,11%
Đồng LME 3 tháng
USD/tấn
5.495,00
5.895,00
+7,00
+0,12%
Nhôm LME 3 tháng
USD/tấn
1.864,00
1.815,00
+9,00
+0,50%
Kẽm LME 3 tháng
USD/tấn
2.125,00
2.065,00
-6,00
-0,29%
Thiếc LME 3 tháng
USD/tấn
19.025,00
17.950,00
-150,00
-0,83%
Ngô
US cent/bushel
370,00
393,25
+4,75
+1,22%
Lúa mì CBOT
US cent/bushel
502,75
513,00
+12,50
+2,50%
Lúa mạch
US cent/bushel
275,50
278,25
+3,75
+1,37%
Gạo thô
USD/cwt
10,57
10,75
+0,09
+0,84%
Đậu tương
US cent/bushel
961,00
1.031,75
+5,25
+0,51%
Khô đậu tương
USD/tấn
329,90
342,40
-1,70
-0,49%
Dầu đậu tương
US cent/lb
30,00
32,95
+0,91
+2,84%
Hạt cải WCE
CAD/tấn
453,40
469,30
+5,90
+1,27%
Cacao Mỹ
USD/tấn
2.693,00
3.016,00
+35,00
+1,17%
Cà phê Mỹ
US cent/lb
161,90
140,50
-0,05
-0,04%
Đường thô
US cent/lb
14,79
13,77
-0,22
-1,57%
Nước cam cô đặc đông lạnh
US cent/lb
140,00
121,15
-0,85
-0,70%
Bông
US cent/lb
59,36
64,93
-0,28
-0,43%
Lông cừu (SFE)
US cent/kg
-
-
-
-%
Gỗ xẻ
USD/1000 board feet
321,80
294,80
0,00
0,00%
Cao su TOCOM
JPY/kg
196,60
221,70
-0,60
-0,27%
Ethanol CME
USD/gallon
1,39
1,47
+0,05
+3,46%
T.Hải
Nguồn: Vinanet/Reuters. Bloomberg