(VINANET) – Phiên giao dịch đầu tuần 1/6 trên thị trường thế giới (kết thúc vào rạng sáng 2/6 giờ VN), giá nhiều mặt hàng chủ chốt như xăng dầu và vàng đồng loạt giảm do USD tăng so với các đồng tiền chính sau khi số liệu về hoạt động sản xuất và chi xây dựng của Mỹ tăng mạnh hơn dự đoán, trong khi lo ngại về việc Hy Lạp vỡ nợ phần nào kéo giảm euro.
Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm do USD mạnh lên trong bối cảnh thiếu vắng những tin tức thị trường.
Dầu thô ngọt nhẹ (WTI) kỳ hạn giao tháng 7/2015 trên sàn New York đóng cửa phiên giao dịch đầu tuần giảm 10 US cent, tương đương 0,2%, xuống 60,20 USD/thùng. Dầu Brent cùng kỳ hạn trên sàn ICE Futures Europe London giảm 68 cent, tương ứng 1%, xuống 64,88 USD/thùng.
Thiếu vắng những tin tức cơ bản trên thị trường, giá dầu phiên 1/6 chủ yếu chịu tác động trước diễn biến của USD khi đồng bạc xanh tăng sau số liệu tích cực về chi tiêu xây dựng và hoạt động sản xuất của Mỹ.
Các sản phẩm dâu cũng giảm giá, với xăng RBOB giao tháng 7/2015 trên sàn Nymex giảm 2,05 cent, tương ứng 1%, xuống 2,0422 USD/gallon. Giá dầu diesel giao tháng 7/2015 giảm 2,33 cent, hoặc 1,2%, xuống 1,9264 USD/gallon.
Thị trường xăng dầu đang chờ đợi kết quả cuộc họp bộ trưởng các nước thành viên OPEC vào cuối tuần này. OPEC được dự đoán sẽ tiếp tục duy trì sản lượng mục tiêu.
Sản lượng của Khối này trong những tháng qua luôn cao hơn mục tiêu 30 triệu thùng/ngày bất chấp sản lượng dầu của Mỹ tăng nhằm giữ thị phần thay vì giảm sản lượng để tăng giá.
Tháng 5, sản lượng dầu của OPEC đạt 31,2 triệu thùng/ngày - cao nhất 2 năm rưỡi qua, theo khảo sát Reuters.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng cũng giảm trái chiều với xu hướng USD. Giá vàng giao ngay giảm 0,04% xuống 1.189,3. Giá vàng giao tháng 8/2015 trên sàn Comex New York giảm 1,1 USD, tương ứng 0,1%, xuống 1.188,7 USD/ounce.
Tuần này, thị trường sẽ đón nhận một loạt các chỉ số kinh tế, nhất là báo cáo việc làm phi nông nghiệp vào thứ Sáu - giới đầu tư sẽ nghiên cứu kỹ để tìm manh mối về thời điểm nâng lãi suất.
Giới đầu tư cũng đang theo dõi tình hình Hy Lạp sau khi Athens không thể đạt được thỏa thuận với chủ nợ vào hạn chót hôm Chủ nhật vừa qua, khiến nước này đối mặt với tình trạng vỡ nợ trong vài tuần tới - yếu tố hỗ trợ giá vàng.
Trong số các kim loại quý khác, giá bạc giao ngay giảm 0,1% xuống 16,68 USD/ounce, giá bạch kim giảm 0,3% xuống 1.104,28 USD/ounce và giá palladium giảm 0,2% xuống 772,78 USD/ounce. Giá cà phê Tây Nguyên tăng phiên thứ 4 liên tiếp lên 36-36,5 triệu đồng/tấn.
Trên thị trường nông sản, giá cà phê đồng loạt tăng do lo ngại về nguồn cung ở các nước sản xuất chủ chốt như Brazil, Indonesia…, khiến các quỹ phòng hộ chốt lời.
Trên sàn New York, arabica kỳ hạn giao tháng 7/2015 giá tăng 3,65 US cent/lb lên 129,8 US cent/lb; kỳ hạn giao tháng 9/2015 giá tăng 3,45 US cent/lb lên 132,05 US cent/lb; kỳ hạn giao tháng 12/2015 giá tăng 3,35 US cent/lb lên 135,65 US cent/lb; và kỳ hạn giao tháng 3/2016 giá tăng 3,3 US cent/lb lên 139,2 US cent/lb.
Trên sàn London, robusta kỳ hạn giao tháng 7/2015 giá tăng 60 USD/tấn lên 1.692 USD/tấn; kỳ hạn giao tháng 9/2015 giá tăng 58 USD/tấn lên 1.711 USD/tấn; kỳ hạn giao tháng 11/2015 giá tăng 58 USD/tấn lên 1.730 USD/tấn; và kỳ hạn giao tháng 1/2016 giá tăng 65 USD/tấn lên 1.757 USD/tấn.
Cà phê Việt Nam tăng theo xu hướng thế giới. Sáng nay 2/6, giá cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên tăng mạnh 1,2 triệu đồng/tấn lên 36-36,5 triệu đồng/tấn, ghi nhận phiên thứ 4 tăng liên tiếp. Giá cà phê Robusta giao tại cảng TP.HCM giá FOB tăng 62 USD từ 1.680 USD/tấn lên 1.742 USD/tấn.
Theo số liệu của chính phủ Indonesia, xuất khẩu cà phê Robusta của Sumatra, khu vực trồng cà phê chủ chốt của nước này, trong tháng 5/2015 đạt 242.330 bao, tăng 33,16% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, xuất khẩu cà phê Robusta của Đảo Sumatra trong 8 tháng đầu năm cà phê tháng 10/2014 - tháng 9/2015 đạt 2.657.279 bao, giảm 11,15% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, các nhà phân tích Rabobank dự đoán sản lượng cà phê của Indonesia có thể giảm 14% nếu hiện tượng El Nino gây ra tình trạng khô nóng, ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất cà phê của nước này.
Giá hàng hóa thế giới
Hàng hóa
|
ĐVT
|
Giá
|
+/-
|
+/- (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
60,12
|
-0,08
|
-0,13%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
64,72
|
-0,16
|
-0,25%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
49.930,00
|
+40,00
|
+0,08%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
2,65
|
0,00
|
+0,04%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
204,42
|
+0,20
|
+0,10%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
192,25
|
-0,39
|
-0,20%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
592,50
|
+1,75
|
+0,30%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
64.290,00
|
+40,00
|
+0,06%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.188,90
|
+0,20
|
+0,02%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
4.757,00
|
+14,00
|
+0,30%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
16,71
|
+0,03
|
+0,18%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
67,20
|
+0,50
|
+0,75%
|
Bạch kim giao ngay
|
USD/t oz,
|
1.102,05
|
-1,53
|
-0,14%
|
Palladium giao ngay
|
USD/t oz,
|
771,53
|
-2,17
|
-0,28%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
272,05
|
+0,05
|
+0,02%
|
Đồng LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
6.024,00
|
+9,00
|
+0,15%
|
Nhôm LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
1.762,00
|
+22,00
|
+1,26%
|
Kẽm LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
2.155,00
|
-33,00
|
-1,51%
|
Thiếc LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
15.370,00
|
-230,00
|
-1,47%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
352,25
|
0,00
|
0,00%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
494,75
|
+1,00
|
+0,20%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
243,50
|
-1,00
|
-0,41%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
9,64
|
-0,01
|
-0,10%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
928,00
|
+2,00
|
+0,22%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
297,50
|
+0,90
|
+0,30%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
34,33
|
-0,18
|
-0,52%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
483,80
|
-1,30
|
-0,27%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
3.053,00
|
-32,00
|
-1,04%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
129,80
|
+3,65
|
+2,89%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
12,25
|
+0,27
|
+2,25%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
116,30
|
+2,05
|
+1,79%
|
Bông
|
US cent/lb
|
63,64
|
-0,11
|
-0,17%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
-
|
-
|
-%
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
266,20
|
-7,90
|
-2,88%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
244,60
|
+0,80
|
+0,33%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
1,50
|
-0,03
|
-1,71%
|
T.Hải
Nguồn: Vinanet/Reuters. Bloomberg