(VINANET) – Mặc dù biến động trái chiều trong phiên giao dịch cuối cùng của tháng 4 trên thị trường thế giới, ngày 30/4 (kết thúc vào rạng sáng 1/5 giờ VN), nhưng tính chung trong cả tháng 4, giá nhiều mặt hàng tăng mạnh, lập kỷ lục cao nhiều tháng, trongđó đáng kể nhất là dầu (tăng mạnh nhất 6 năm).

Trên thị trường năng lượng, giá dầu tiếp tục tăng trong phiên cuối tháng 4 nhờ hy vọng kết quả bầu cử Hy Lạp cuối tuần này sẽ không khiến nước này rời bỏ khu vực đồng euro, trong khi các số liệu kinh tế Mỹ yếu kém hạn chế đà tăng. Đồng USD yếu cũng góp phần đẩy giá dầu tăng.

với dầu thô ngọt nhẹ (WTI) trên sàn New York kỳ hạn giao tháng 6 giá tăng 1,05 USD/thùng (tương ứng 1,8%) lên 59,63 USD/thùng; dầu Brent cùng kỳ hạn trên sàn London tăng 0,94 USD (tương ứng 1,4%) lên 66,78 USD/thùng, cao hơn khoảng 21% so mức đóng cửa của hợp đồng giao trước kể từ ngày 31/03.

Tuần qua giá dầu biến động mạnh, chủ yếu theo đồn đoán về tồn trữ dầu Mỹ. Tính chung trong tuần qua, giá dầu WTI giảm khoảng 7 US cent, dầu Brent giảm khoảng 1,87 USD.

Tuy nhiên, tính chung trong tháng 4, giá dầu WTI tăng 25%, mạnh nhất kể từ tháng 5/2009, trong khi dầu Brent cũng tăng 21%, bởi hy vọng tồn trữ dầu Mỹ đã đạt đỉnh và bắt đầu giảm.

Theo số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), nguồn cung dầu thô tại Mỹ giảm tuần thứ 16 liên tiếp. Đặc biệt, nguồn cung tại kho dự trữ Cushing, Okla lại giảm lần đầu tiên kể từ tháng 11/2014. Tuần sụt giảm đầu tiên trong nhiều tháng của trung tâm dự trữ dầu tại Mỹ đã châm ngòi cho kỳ vọng rằng tình trạng dư thừa sản lượng và nguồn cung tại Mỹ sẽ sớm được xoa dịu.

Đồng USD giảm, sau khi euro hồi phục cũng hỗ trợ giá dầu, cũng như chứng khoán Mỹ.

Một loạt số liệu sản xuất, tiêu dùng yếu kém của kinh tế Mỹ làm tăng khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sử dụng thêm các biện pháp nới lỏng tiền tệ để hỗ trợ hồi phục kinh tế. Hội đồng điều hành chính sách của Fed sẽ họp trong 2 ngày bắt đầu từ thứ 3 tuần tới.

Tin các ngân hàng trung ương G20 sẵn sàng hành động nhằm bình ổn thị trường tài chính bằng cách bơm thanh khoản nếu cần sau bầu cử Hy Lạp cũng hỗ trợ giá tăng.

Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai Mỹ hôm qua cho biết, các nhà quản lý tiền đã giảm đặt cược ròng vào các hợp đồng tương lai và quyền chọn với dầu thô Mỹ trong tuần tính tới ngày 12/6.

Ngoài ra, các cuộc đàm phán của Iran về chương trình hạt nhân của nước này với các nước lớn bắt đầu thứ 2 tới tại Moscow, Nga cũng khiến thương nhân và các nhà môi giới thận trọng.

Về các sản phẩm dầu, giá đồng loạt tăng trong phiên cuối tháng, với xăng kỳ hạn giao tháng 5 tăng 3,2 US cent (tương ứng 1,6%) lên 2,0497 USD/gallon trong khi hợp đồng dầu sưởi giao tháng 5 khép phiên tại 1,976 USD/gallon, tăng 2,8 US cent (tương ứng 1,5%). Cả hai hợp đồng này đều tăng khoảng 15% trong tháng 4 vừa qua.

Một cuộc khảo sát của Reuters với 32 nhà phân tích cho thấy, đa số dự đoán giá dầu thô Brent sẽ ở mức trung bình 60 USD/thùng trong năm nay, tăng 80 cent so với khảo sát hồi tháng trước. Trong khi dầu thô tiêu chuẩn Mỹ ở mức 54,40 USD/thùng so với mức dự đoán 53,60 USD/thùng trước đó.

Giá khí thiên nhiên tăng mạnh phiên cuối tháng, lên mức cao nhất trong vòng 1 tháng, sau khi EIA cho biết nguồn cung khí thiên nhiên trong tuần kết thúc ngày 24/04 tăng 81 tỷ feet khối, thấp hơn so với phạm vi dự báo từ 84-88 tỷ feet khối từ các nhà phân tích trong cuộc thăm dò của Platts.

Hợp đồng khí thiên nhiên giao tháng 6 tăng 14,5 US cent (tương ứng 5,6%) lên 2,751 USD/MMBtu, mức đóng cửa cao nhất kể từ ngày 24/03 và cao hơn khoảng 4,2% so mức đóng cửa tại ngày 31/03.

Trên thị trường châu Á, khí gas cũng tăng giá bởi triển vọng nhu cầu sẽ được cải thiện. KHí gas giao ngay tại châu Á phiên cuối tháng tăng lên khoảng 7,40 USD/mmBtu, từ mức 7,10 USD một tuần trước đó.

Tuy nhiên, triển vọng thị trường khí gas châu Á vẫn chưa thực sự khởi sắc khi những khách hàng lớn như Hàn Quốc và Nhật Bản tuần này hầu như không có hoạt động mua bán nào, còn Trung Quốc – một trong những thị trường khí tự nhiên hóa lỏng tăng trưởng mạnh nhất trong khu vực – từ đầu năm tới nay đã nhập khẩu ít hơn so với dự kiến.

Trên thị tường kim loại quý, giá vàng giảm trên 2% trong phiên cuối tháng sau khi Mỹ quyết định trì hoãn tăng lãi suất. Việc giảm trợ cấp thất nghiệp hàng tuần làm giảm nhu cầu đầu tư vào kim loại quý này.

Trên sàn New York (COMEX), giá vàng giao tháng 6 phiên cuối tháng hạ 2,3% so với phiên trước đó, tương đương 27,6 USD và niêm yết tại 1.182,40 USD/ounce. Đây là mức giá thấp nhất kể từ thứ 6. Trong khi, giá vàng giao trên sàn Kitco thời điểm 6 giờ sáng (theo giờ Việt Nam) đang dao động quanh mức 1.183,90 USD/ounce.

Tính chung trong tháng, giá vàng gần như không thay đổi.

Mỹ công bố số liệu trợ cấp thất nghiệp thấp hơn dự kiến trong 15 năm là 262.000 vào hôm 25/4.

Cùng với vàng, giá bạc cũng giảm sâu 3,3%, với hợp đồng giao tháng 7 giảm 54,9 cent và kết thúc tại 16,153 USD/ounce, giảm 2,7% so với mức giao dịch cao nhất từ ngày 31/3.

Tuy nhiên, đồng đô la suy yếu có thể là một dấu hiệu tích cực cho giá hàng hóa tại Mỹ, vì giá hàng hóa tính bằng đô la sẽ rẻ hơn các đồng tiền khác, thu hút các nhà đầu tư hơn, ghi nhận của Eugen Weinberg, chiến lược gia hàng hóa tại Commerzbank. Cũng theo Eugen Weinberg, các thị trường cổ phiếu cũng thấp hơn đáng kể, không có sự hỗ trợ cho vàng.

Julian Phillips, người sáng lập và đóng góp cho GoldForecaster.com cho biết: “Những động thái của FED trong quý I có ý nghĩa quan trọng với giá vàng tương lai. Dự đoán FED sẽ tăng lãi suất trng tháng 6, tháng 9 hoặc thậm chí sau đó.”

Về các kim loại quý khác, giá platinum kỳ hạn giao tháng 7 giảm 1,8%, tương đương 21,1 USD và đạt mức 1.140,40 USD/ounce, giảm 0,3% trong tháng 4. Giá palladium kỳ hạn giao tháng 6 giảm 1,1%, tương đương 8,25 USD và kết thúc tại 776,50 USD/ounce, nâng mức trung bình tháng 4 lên 5,6%.

Trên thị trường nông sản, giá đường phiên cuối tháng giảm từ mức cao kỷ lục 8 tuần trước thông tin tồn trữ tăng, mặc dù tính chung trong tháng 4 giá đường tăng mạnh nhất gần 2 năm. Cà phê arabica cũng tăng do dấu hiệu mua mạnh, tính chung trong tháng 4 tăng lần đầu tiên kể từ tháng 8/2014 (+1%), robusta tăng mạnh nhất kể từ tháng 7/2014 (+3,6%). Cacao tăng mạnh 9% trong tháng 4 trên sàn New York và tăng 5,1% trên sàn London.

Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa
ĐVT
Giá 1/4
Giá 1/5
Giá 1/5 so với 30/4
Giá 1/5 so với 30/4 (%)
Dầu thô WTI
USD/thùng
47,60
59,62
+0,01
+0,02%
Dầu Brent
USD/thùng
55,11
66,64
+0,14
+0,21%
Dầu thô TOCOM
JPY/kl
42.040,00
49.040,00
+710,00
+1,47%
Khí thiên nhiên
USD/mBtu
2,64
2,73
-0,02
-0,76%
Xăng RBOB FUT
US cent/gallon
178,00
204,48
-0,03
-0,01%
Dầu đốt
US cent/gallon
171,79
197,63
+2,82
+1,45%
Dầu khí
USD/tấn
520,25
601,50
+2,25
+0,38%
Dầu lửa TOCOM
JPY/kl
55.410,00
62.890,00
+850,00
+1,37%
Vàng New York
USD/ounce
1.184,80
1.183,30
+0,90
+0,08%
Vàng TOCOM
JPY/g
4.555,00
4.544,00
-37,00
-0,81%
Bạc New York
USD/ounce
16,67
16,15
-0,01
-0,05%
Bạc TOCOM
JPY/g
64,20
62,10
-0,80
-1,27%
Bạch kim giao ngay
USD/t oz,
1.142,38
1.142,88
-2,75
-0,24%
Palladium giao ngay
USD/t oz,
737,40
779,50
+1,53
+0,20%
Đồng New York
US cent/lb
275,05
287,90
-0,75
-0,26%
Đồng LME 3 tháng
USD/tấn
6.041,00
6.335,00
+190,00
+3,09%
 Nhôm LME 3 tháng
USD/tấn
1.785,00
1.925,00
+42,00
+2,23%
Kẽm LME 3 tháng
USD/tấn
2.081,00
2.345,00
+46,50
+2,02%
Thiếc LME 3 tháng
USD/tấn
16.605,00
16.025,00
+275,00
+1,75%
Ngô
US cent/bushel
379,25
366,00
-0,25
-0,07%
Lúa mì CBOT
US cent/bushel
515,50
475,00
+1,00
+0,21%
Lúa mạch
US cent/bushel
262,50
244,75
+0,50
+0,20%
Gạo thô
USD/cwt
10,91
10,29
-0,01
-0,05%
Đậu tương
US cent/bushel
982,25
978,50
+2,50
+0,26%
Khô đậu tương
USD/tấn
329,70
316,80
+0,70
+0,22%
Dầu đậu tương
US cent/lb
30,66
31,77
+0,12
+0,38%
Hạt cải WCE
CAD/tấn
458,00
446,50
-0,50
-0,11%
Cacao Mỹ
USD/tấn
2.699,00
2.943,00
+2,00
+0,07%
Cà phê Mỹ
US cent/lb
132,90
137,45
-1,55
-1,12%
Đường thô
US cent/lb
11,93
13,18
+0,03
+0,23%
Nước cam cô đặc đông lạnh
US cent/lb
125,10
115,30
-3,40
-2,86%
Bông
US cent/lb
62,90
67,88
+0,79
+1,18%
Lông cừu (SFE)
US cent/kg
-
-
-
-%
Gỗ xẻ
USD/1000 board feet
275,90
254,00
+0,20
+0,08%
Cao su TOCOM
JPY/kg
205,40
221,60
+3,00
+1,37%
Ethanol CME
USD/gallon
1,50
1,60
-0,02
-1,42%
T.Hải
Nguồn: Vinanet/Reuters. Bloomberg