* CRB giảm 8% sau hai năm liên tiếp tăng
    * Bông giảm giá mạnh nhất, giảm 37%
    * Khí gas giảm mạnh thứ 2, 31%
    * Dầu đốt, gia súc sống nằm trong số hàng tăng giá

(VINANET) – Thị trường hàng hóa thế giới năm 2011 đồng loạt giảm, lần đầu tiên giảm trong vòng 3 năm, dẫn đầu là các nông sản như lúa mì, đậu tương, bông, cacao, đường và một số hàng hóa khác.

Cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị trường hàng hoá năm qua, khiến các nhà đầu tư hoang mang bán tháo hàng hoá, còn các nhà kinh doanh khác thì rơi vào tình trạng thiếu vốn nghiêm trọng. Sự nguội lạnh của nền kinh tế Trung Quốc cũng tác động mạnh tới thị trường hàng hoá.

Chỉ số S&P GSCI giảm xuống mức thấp nhất 11 tháng vào tháng 10/2011 từ mức cao kỷ lục hồi tháng 4. Các nhà đầu tư không biết nên để tiền vào đâu cho an toàn. Chỉ số chứng khoán toàn cầu MSCI năm qua giảm 9,5%.

Thị trường cổ phiếu toàn cầu đã bốc hơi 6,3 nghìn tỷ USD trong năm 2011 do khủng hoảng nợ khu vực đồng euro và tăng trưởng kinh tế chậm lại ảnh hưởng tới nhu cầu đầu tư vào những tài sản rủi ro cao.

Đô la Mỹ tăng giá 1,6% trong năm vừa qua so với 6 đồng tiền chủ chốt khác cũng làm giảm nhu cầu những hàng hoá tính theo USD. Trái phiếu Mỹ tăng giá 9,6%, theo ngân hàng Mỹ Merrill Lynch.

Sản xuất công nghiệp của Trung Quốc tháng 12 chậm lại tháng thứ 2 liên tiếp do tăng trrưởng kinh tế thế giới chậm lại, và Thủ tướng Ôn Gia Bảo tiếp tục ngăn chặn đầu cơ vào thị trường nhà đất.

Chỉ số 19 nguyên liệu Thomson Reuters-Jefferies CRB index kết thúc năm qua giảm khoảng 8%, sau khi tăng 17% năm 2010 và 23% năm 2009. Chỉ số này – tham khảo giá hàng hóa toàn cầu – giảm bất chấp giá dầu năm qua tăng (dầu góp phần quan trọng trong CPI).

Bông giảm giá mạnh nhất trong chỉ số CRB, giảm 37%, bởi giá cao kỷ lục hồi tháng 3/2011 cao kỷ lục thúc đẩy sản lượng tăng mạnh, trong khi nhu cầu liên tục giảm sau đó.

Khí thiên nhiên giảm nhiều thứ 2 trong chỉ số CRB, giảm 32%.

Cacao giảm giá 31% trong năm 2011 do nguồn cung gia tăng từ Bờ Biển Ngà - nước sản xuất cacao lớn nhất thế giới.

Kim loại cơ bản cũng giảm mạnh trong năm qua. Chỉ số 6 kim loại công nghiệp ở London giảm 22% trong năm qua, dẫn đầu là thiếc, nickel và kẽm.

Đồng - chỉ báo hoạt động kinh tế và được sử dụng nhiều trong các ngành ô tô và xây dựng - giảm khoảng 21%, mạnh nhất kể từ 2008. Nhôm giảm 18%. Kim loại cơ bản bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng khu vực đồng euro dẫn tới đồng USD tăng giá mạnh so với Euro.

Lo ngại kinh tế Trung Quốc – nước tiêu thụ kim loại lớn nhất thế giới - tăng trưởng chậm lại và việc Trung Quốc giảm dự trữ kim loại trên toàn quốc đã ảnh hưởng mạnh tới xu hướng giá năm qua.

“Một năm trước đây, các nhà phân tích còn kỳ vọng giá sẽ tăng mạnh”, Stephen Briggs, nhà phân tích kim loại thuộc ngân hàng BNP Paribas cho biết.

Giá vàng năm qua tăng, tiếp tục xu hướng tăng từ 2001 bởi các nhà đầu tư tìm kiếm nơi an toàn cho khối tài sản của mình trong bối cảnh thị trường tài chính biến động mạnh. Giá vàng giao ngay đã tăng 10% trong năm 2011, năm thứ 11 tăng.

Tuy nhiên bạc giao ngay giảm 10% trong năm 2011, lần giảm đầu tiên kể từ 2009. Palladium giảm 18%, còn bạch kim giảm 21%.

Lúa mì năm qua giảm giá 18%, còn đậu tương giảm 14%, do dự trữ của chính phủ Mỹ vượt dự báo.

Dầu mỏ tăng năm thứ 3 liên tiếp, với dầu Brent tăng 13%, còn dầu thô Mỹ tăng 8%. Tuy nhiên sau khi tăng mạnh trong nửa đầu năm, goá đã giảm vào quý 3 và biến động thất thường vào quý 4. Sự căng thẳng leo thang ở Trung Đông có nguy cơ làm gián đoạn nguồn cung, trong khi kinh tế Mỹ hồi phục chậm nhưng vững vàng đem lại hy vọng nhu cầu tăng.

Dầu đốt tăng giá 15% trong năm qua. Gia súc sống tăng giá 14%.

Theo dự báo của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế, tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc, nước sử dụng đồng lớn nhất thế giới, sẽ chậm lại còn 8,5% trong năm nay, sau khi tăng 10,4% trong năm 2010.

Những gì sẽ đến vào năm nay phụ thuộc vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Các nhà đầu tư không thể nhanh chóng quay lại với thị trường hàng hoá trừ khi kinh tế thế giới được cải thiện đáng kể.

Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

Giá cuối 2011

So với cuối 2010

Dầu thô WTI

USD/thùng

 98,99

8,3%

Dầu thô Brent

 USD/thùng

107,50

 13,5%

Khí thiên nhiên

 USD/gallon

2,989

-32,1%

Vàng giao ngay

 USD/ounce

1562,90

 10,0%

Vàng kỳ hạn

USD/ounce

1562,70

 10,1%

Đồng Mỹ

US cent/lb

336,00

-24,4%

Đồng LME

USD/tấn

 7557,25

-21,3%

Dollar

 

 80,257

1,6%

CRB

 

305,300

 -8,3%

Ngô Mỹ

 US cent/bushel

646,50

2,8%

Đậu tương Mỹ

 US cent/bushel

 1198,50

-14,0%

Lúa mì Mỹ

US cent/bushel

652,75

-17,8%

Cà phê Mỹ

 US cent/lb

 226,85

 -5,7%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2109,00

-30,5%

Đường Mỹ

US cent/lb

23,30

-27,5%

Bạc Mỹ

 USD/ounce

27,192

-12,1%

Bạch kim Mỹ

USD/ounce

1399,70

-21,3%

Palladium Mỹ

USD/ounce

 655,60

-18,4%

(T.H tổng hợp)