* Khối lượng hàng hoá giao dịch ít, khoảng biến động giá hẹp khi sắp có báo cáo kết quả kinh doanh quý I
    * Giá cổ phiếu tăng hỗ trợ một số hàng hoá tăng
    * Đô la Mỹ tăng giá trở lại

Giá hàng hoá biến động nhẹ trong ngày 29/3/2011, bởi các nhà đầu tư giao dịch cầm chừng trước khi có báo cáo kết quả kinh doanh quý I.

Giá dầu mỏ tăng bởi chiến sự tiếp tục căng thẳng tại Libya. Lực lượng chống đối với sự hậu thuẫn của phương Tây đã giành lại quyền kiểm soát tại các cảng xuất khẩu dầu mỏ chủ chốt, điều có thể giúp dần phục hồi hoạt động xuất khẩu từ nước thành viên Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) này.

Ali Tarhoni, đại diện phụ trách vấn đề kinh tế, tài chính và dầu mỏ của Hội đồng Quốc gia Lâm thời Libya (PTNC, do lực lượng chống đối thành lập) cho biết PTNC đã ký thỏa thuận hợp tác bán dầu với Qatar và hoạt động xuất khẩu sẽ được khởi động trong vòng chưa đến một tuần nữa. Ông cho biết, hiện nay sản lượng của Libya vào khoảng 100.000-130.000 thùng/ngày và có thể dễ dàng tăng lên khoảng 300.000 thùng/ngày.

Matt Smith thuộc công ty Summit Energy ở Louisville, bang Kentucky, cho biết việc Qatar giúp Libya bán dầu và thắng lợi của lực lượng chống đối có thể giúp đẩy nhanh những nỗ lực của Libya trong việc nối lại hoạt động xuất khẩu, song hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề khó khăn về hậu cần, khi mà rất nhiều công nhân dầu mỏ đã đi di tản.

Theo các nhà phân tích, giá dầu hiện nay nhìn chung vẫn vững ở mức cao do giới đầu tư vẫn đang chú ý tới những bất ổn tại Libya cũng như những nước khác ở Trung Đông và Bắc Phi.

Vàng giảm giá phiên thứ 4 liên tiếp do có tin một số quốc gia có thể thắt chặt hơn nữa chính sách tiền tệ.

Thông tin FED có thể sẽ không gia hạn chương trình mua trái đã làm tăng sức hấp dẫn của đồng USD và đẩy giá vàng giảm trên thị trường châu Á. Tuy nhiên, kim loại này được hậu thuẫn không giảm giá mạnh bởi sự tụt hạt tín dụng ở Bồ Đào Nha và Hy Lạp. Ngoài ra, giới phân tích cho rằng cuộc chiến ở Libya và bất ổn chính trị đang lan sang quốc gia khác ở Trung Đông cùng với cuộc khủng hoảng hạt nhân chưa kết thúc ở Nhật Bản vẫn là những nhân tố "nâng bước" cho vàng trong thời điểm này.

Các nhà đầu tư nhìn chung vẫn mua cầm chừng chờ giá vàng giảm xuống ngưỡng 1.420 USD/ounce.

Đồng USD đã mạnh lên từ phiên 28/3 sau khi nhiều quan chức của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) ngày 25/3 nói rằng FED có thể sẽ không gia hạn chương trình mua trái phiếu khi nền tảng kinh tế Mỹ đã vững hơn, trong khi một số quan chức cho rằng nên cắt giảm chương trình này hoặc sớm tăng lãi suất.

Đồng đô la tăng giá kéo nhiều mặt hàng giảm giá. Khối lượng giao dịch rất hạn chế.

Chỉ số giá hàng hoá Reuters-Jefferies CRB kết thúc ngày 29/3 ở mức gần như hôm trước, chỉ giảm 0,25%.

Trên thị trường nông sản Mỹ, đậu tương kỳ hạn tăng giá 1%, do lo ngại diện tích gieo trồng ở Mỹ có thể giảm do trồng ngô và bông có lợi hơn.

Cacao giảm giá xuống mức thấp kỷ lục 2 tháng.

Giá hàng hoá thế giới:

Hàng hoá

ĐVT

Giá 29/3/11

+/- (18/3 so với 28/3

+/- (18/3 so với 28/3 (%)

So với 29/3/2010

Dầu thô

USD/thùng

 104,57

 0,59

 0,6%

 14,4%

Dầu brent

USD/thùng

115,20

 0,40

 0,4%

 21,6%

Khí đốt thiên nhiên

USD/galon

4,240

 -0,134

-3,1%

 -3,7%

Vàng giao ngay

USD/ounce

1416,20

-3,70

-0,3%

 -0,4%

Vàng kỳ hạn

USD/ounce

1418,30

-1,20

-0,1%

 -0,1%

Đồng Comex

Cent/lb

 434,65

-0,35

-0,1%

 -2,3%

Đồng LME

USD/tấn

 9585,00

50,00

 0,5%

 -0,2%

Dollar

 

 76,145

0,017

 0,0%

 -3,6%

CRB

 

354,010

 -0,850

-0,2%

6,4%

Ngô

Cent/bushel

671,75

 0,75

 0,1%

6,8%

Đậu tương

Cent/bushel

 1361,50

13,00

 1,0%

 -2,3%

Lúa mì

Cent/bushel

737,25

12,00

 1,7%

 -7,2%

Cà phê

Cent/lb

 261,45

-2,50

-0,9%

8,7%

Ca cao

USD/tấn

3057,00

-191,00

-5,9%

0,7%

Đường

Cent/lb

27,02

-0,03

-0,1%

-15,9%

Bạc

USD/ounce

 36,987

 -0,101

-0,3%

 19,6%

Bạch kim

USD/ounce

1740,60

-7,20

-0,4%

 -2,1%

Palađi

USD/ounce

 752,95

 7,25

 1,0%

 -6,3%

(T.Hải – Theo Reuters)