* Dầu Brent tăng giá thêm 2,5% lên 116 USD, dầu thô ngọt nhẹ gần chạm 104 USD/thùng
    * Giá vàng được hỗ trợ bởi lo sợ thiếu cung đẩy dầu tăng giá hơn nữa, đồng giảm giá
    * Giá cà phê lập kỷ lục cao 34 năm

Theo nguồn tin Reuters, giá dầu thô Brent tăng lên do bạo loạn gia tăng tại Libya, và lo sợ điều đó sẽ ảnh hưởng tới nền kinh tế toàn cầu, khiến giới đầu tư gia tăng mua dầu và vàng để bảo đảm nguồn vốn của mình.

Hiện nay, tại Libya đang diễn ra cuộc giao tranh giữa quân đội của nhà lãnh đạo M. Gadhafi và phe nổi dậy, nhằm giành quyền kiểm soát những thành phố quan trọng và các cảng xuất khẩu dầu.

Dầu Brent tăng giá trên 3% lên mức kỷ lục cao 116 USD/thùng. Victor Shum, chuyên gia thuộc công ty tư vấn năng lượng quốc tế Purvin and Gertz, nhận định cuộc xung đột ngày một tăng tại Libya và mối lo ngại tình trạng này sẽ lan rộng sang các quốc gia sản xuất dầu mỏ khác trong thế giới Arập, là hai yếu tố đẩy "vàng đen" tiếp tục tăng giá trong phiên này.

Trước tình hình này, tập đoàn ngân hàng Citigroup đã nâng dự đoán mức giá trung bình của dầu Brent trong năm 2011 từ 90 USD/thùng lên 105 USD/thùng.

Libya hiện là nước xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ tư tại "lục địa đen," sau Nigeria, Algeria và Angola, với trữ lượng khoảng 42 tỷ thùng.

Trong khi đó, Chánh Văn phòng Nhà Trắng William Daley mới đây cho biết chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama đang cân nhắc việc sử dụng lượng dầu dự trữ chiến lược của nước này, để kiềm chế giá dầu leo thang.

Theo ông Daley, Tổng thống Obama rất lo ngại về việc giá dầu tăng cao sẽ tác động tiêu cực đến đà phục hồi của kinh tế Mỹ.

Tình hình chính trị căng thẳng ở Trung Đông gây lo ngại lạm phát gia tăng, khiến giá dầu tăng 20% từ đầu năm tới nay.

 Giá arabica kỳ hạn tại Mỹ tăng lên mức kỷ lục cao 34 tháng, lên sát mức 3 USD/lbm do nguồn cung cà phê chất lượng cao khan hiếm và giá bán lẻ tăng mạnh gần đây hấp dẫn các nhà đầu tư. Các thương gia và các nhà phân tích nhận định giá sẽ còn tăng cao hơn nữa.

Arabica đạt giá 2,9665 USD/lb, trước khi giảm nhẹ xuống 2,9485 USD vào lúc đóng cửa.

Colombia, nước trồng cà phê arabica hàng đầu thế giới bị giảm sản lượng trong suốt 2 năm qua, xuống dưới mức trung bình, do thời tiết xấu và chương trình trồng lại những cây già cỗi.

Cacao giảm giá 3% xuống 3.527 USD/tấn, giảm khỏi mức cao kỷ lục của 32 năm đạt được vào tuần trước, do mối lo ngại nguồn cung giảm- sút do cuộc xung đột ở nước trồng cacao lớn nhất thế giới là Bờ Biển Ngà – dịu lại.

Mặc dù giá dầu, vàng và cà phê tăng, chỉ số giá 19 mặt hàng Reuters Jeffries CRB đã giảm 0,2% trong ngày 9/3, do giá một số mặt hàng giảm mạnh, trong đó có giá lúa mì.

Triển vọng sản lượng đậu tương Nam Mỹ bội thu đẩy tăng lượng bán ra trên khắp thị trường Mỹ, trong khi giá lúa mì giảm xuống 7,32 ¼ USD/bushel, giảm 16% so với mức kỷ lục cao 8,90 ¼ USD đạt được hồi tháng 2.

Đậu tương và ngô cũng giảm giá theo xu hướng lúa mì.

Cả ngô và đậu tương đều giảm xuống mức gần thấp nhất trong 2 tuần nay, giảm khoảng 4% trong 3 phiên giao dịch qua.

    Giá hàng hoá thế giới ngày 9/3/2011:

Hàng hoá

ĐVT

Giá 9/3/11

+/- so với 8/3

+/- so với 8/3 (%)

So với 9/3/2010

Dầu thô

USD/thùng

 104,42

-0,60

-0,6%

 14,3%

Dầu brent

USD/thùng

116,12

 3,06

 2,7%

 22,6%

Khí đốt thiên nhiên

USD/galon

3,930

0,066

 1,7%

-10,8%

Vàng giao ngay

USD/ounce

1429,60

 2,40

 0,2%

0,6%

Vàng kỳ hạn

USD/ounce

1430,35

 1,56

 0,1%

0,8%

Đồng Comex

Cent/lb

 421,25

 -12,60

-2,9%

 -5,3%

Đồng LME

USD/tấn

 9275,15

-254,85

-2,7%

 -3,4%

Dollar

 

 76,710

 -0,092

-0,1%

 -2,9%

CRB

 

360,230

 -0,860

-0,2%

8,2%

Ngô

Cent/bushel

695,00

-3,75

-0,5%

 10,5%

Đậu tương

Cent/bushel

 1344,00

 -31,50

-2,3%

 -3,6%

Lúa mì

Cent/bushel

732,25

 -19,00

-2,5%

 -7,8%

Cà phê

Cent/lb

 294,85

 7,65

 2,7%

 22,6%

Ca cao

USD/tấn

3527,00

-106,00

-2,9%

 16,2%

Đường

Cent/lb

30,42

-0,28

-0,9%

 -5,3%

Bạc

USD/ounce

 36,047

0,389

 1,1%

 16,5%

Bạch kim

USD/ounce

1802,00

-0,60

 0,0%

1,3%

Palađi

USD/ounce

 781,65

-5,05

-0,6%

 -2,7%

(Thu Hải – Theo Reuters)