• Khả năng IMF cho châu Âu vay tiền đem lại khí thế cho thị trường hàng hóa
  • Triển vọng nhu cầu dầu giảm làm lu mờ triển vọng của IMF
  • Ngô, lúa mì giảm giá bởi dự báo mưa ở Áchentina

(VINANET) – Thị trường hàng hóa thế giới biến động trái chiều phiên giao dịch vừa qua (kết thúc vào rạng sáng 18/1 giờ VN), với nhiều hàng hóa giảm và chỉ một số ít tăng nhẹ, bởi lo ngại về khủng hoảng tài chính châu Âu, trong bối cảnh sắp diễn ra các cuộc thương lượng về tái thiết nợ của Hy Lạp, làm lu mờ những số liệu về tăng trưởng kinh tế Mỹ.

Tuy nhiên, lạc quan về khả năng Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) có thể tăng quỹ bổ xung để góp phần giải quyết các vấn đề nợ châu Âu đẩy giá vàng tăng, cùng chiều với đồng euro.

Chỉ số 19 nguyên liệu Thomson Reuters CRB index giảm 0,1% phiên vừa qua, do ảnh hưởng từ giá dầu và ngũ cốc giảm.

Giá vàng tăng ngày thứ 3 liên tiếp, song mức tăng bị hạn chế bởi các thương gia vẫn thận trọng khi liên tưởng tới cảnh giá vàng giảm tới 10% trong tháng 12 vừa qua, và một số nhà đầu tư nhìn nhận rằng sẽ chưa thể có giải pháp nhanh chóng để giải quyết khủng hoảng nợ khu vực đồng euro, mặc dù kinh tế có một số dấu hiệu khả quan.

Vàng giao ngay tăng giá 0,6% lên 1.661,80 USD/ounce, tăng 10,40 USD so với phiên trước đó.

Dầu thô Brent giám giá sau khi Cơ quan Năng lượng Quốc tế điều chỉnh giảm triển vọng về nhu cầu. IEA điều chỉnh giảm 220.000 thùng dầu trong dự báo về mức tăng nhu cầu năm 2012, xuống chỉ 1,1 triệu thùng/ngày.

Euro tăng lên mức cao kỷ lục 2 ngày đã giúp giá đồng tăng lên mức cao nhất 2 tháng rưỡi, mặc dù giới đầu tư vẫn bất an trước cuộc thương lượng về tái thiết nợ Hy Lạp.

Giá đồng năm qua đã giảm 21%, năm đầu tiên giảm kể từ 2008, do triển vọng kinh tế thế giới không chắc chắn làm gia tăng lo ngại về triển vọng nhu cầu kim loại này.

Tại Mỹ, thông tin cho thấy sản xuất tại các nhà máy trong tháng 12 tăng mạnh nhất 1 năm, và hoạt động xây dựng được cải thiện trong tháng này, cho thấy nền kinh tế này sẽ bước vào năm mới tiếp tục tăng trưởng bền vững.

Triển vọng tăng trưởng ở Mỹ góp phần đem lại hy vọng nhu cầu đồng và các kim loại công nghiệp khác sẽ tăng trưởng.

Thời tiết ở Mỹ và Áchentina khả quan hơn khiến giá ngô và lúa mì giảm xuống mức thấp nhất gần 1 tháng.

Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

Giá

+/-

+/-(%)

+/-(so với đầu năm)

Dầu thô WTI

USD/thùng

 100,86

 0,15

 0,2%

2,1%

Dầu thô Brent

 USD/thùng

110,87

-0,66

-0,6%

3,3%

Khí thiên nhiên

 USD/gallon

2,472

 -0,016

-0,6%

-17,3%

Vàng giao ngay

 USD/ounce

1659,90

 4,30

 0,3%

5,9%

Vàng kỳ hạn

USD/ounce

1661,80

10,40

 0,6%

6,3%

Đồng Mỹ

US cent/lb

 375,25

 2,30

 0,6%

9,2%

Dollar

 

 80,500

 -0,682

-0,8%

0,4%

CRB

 

310,510

 -0,320

-0,1%

1,7%

Ngô Mỹ

 US cent/bushel

593,50

 -10,50

-1,7%

 -8,2%

Đậu tương Mỹ

 US cent/bushel

 1183,50

 0,00

 0,0%

 -1,3%

Lúa mì Mỹ

US cent/bushel

592,25

 -12,50

-2,1%

 -9,3%

Cà phê Mỹ

 US cent/lb

 224,85

-0,30

-0,1%

 -1,5%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2265,00

-5,00

-0,2%

7,4%

Đường Mỹ

US cent/lb

24,00

 0,14

 0,6%

3,3%

Bạc Mỹ

 USD/ounce

 30,543

0,408

 1,4%

9,4%

Bạch kim Mỹ

USD/ounce

1525,30

-3,40

-0,2%

8,6%

Palladium Mỹ

USD/ounce

 668,50

13,00

 2,0%

1,9%

(T.H – Reuters)