* Dầu mỏ và lúa mì giảm giá sau khi tăng mạnh nhất trong vòng 2 tháng.
    * Chỉ số CRB giảm mạnh nhất trong tuần
    * Khả năng hàng hóa sẽ còn giảm giá hơn nữa khi chương trình QE2 của Mỹ kết thúc

(VINANET) - Giá hàng hóa trên thị trường thế giới giảm mạnh vào phiên giao dịch đóng cửa 19/5 trên thị trường thế giới (rạng sáng 20/5 giờ Việt Nam), sau một ngày tăng giá mạnh nhất kể từ tháng 3, do lo ngại về triển vọng tăng trưởng kinh tế, và hoạt động bán kiếm lời sau ngày hôm qua giá tăng.

Ngay cả việc đồng USD giảm giá mạnh – thường hậu thuẫn giá hàng hóa tăng – cũng không hỗ trợ được hàng hóa duy trì xu hướng tăng giá của ngày hom qua.

Chỉ số giá 19 nguyên liệu Reuters-Jefferies CRB – thước đo sức khỏe thị trường hàng hóa toàn cầu giảm 1,4% trong 1 ngày, mức giảm mạnh nhất trong tuần. Chỉ 1 ngày trước đó, chỉ số này tăng tới 2,5% trong 1 ngày – mức tăng cao nhất 2 tháng.

Thị trường hàng hóa gần đây biến động rất mong manh, với giá giảm nhiều hơn là tăng. Bất kỳ hiện tượng tăng giá nào lúc này đều được cho là không bền vững, bởi các yếu tố đều cho thấy triển vọng kinh tế không hậu thuẫn thị trường hàng hóa.

Hàng hóa nhẹ giảm giá mạnh nhất trong phiên giao dịch vừa qua, giảm 4,5%, sau khi tăng 4% trong phiên trước đó.

Kết quả điều tra của hãng tin Reuters cho thấy thị trường hàng hóa sẽ còn bất lợi hơn nữa sau tháng 6, khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chấm dứt chương trình kích thích kinh tế trị giá 600 tỷ USD – thứ đã làm cho hàng loạt hàng hóa, từ dầu đến kim loại và nông sản tăng giá mạnh trong suốt 3 quý vừa qua.

Có ít nhất một nửa trong số 64 nhà phân tích và nhà quản lý quỹ được Reuters phỏng vấn cho rằng giá dầu và vàng sẽ giảm hơn nữa trong quý 3, sau khi chương trình nói lỏng định lượng lần thứ 2 (QE2) của FED kết thúc vào cuối tháng 6.

Khi đó, đồng USD chắc chắn sẽ tăng giá, khiến cho những hàng hóa tính bằng USD sẽ trở nên đắt hơn với các nhà đầu tư ngoài nước Mỹ.

Dầu thô tăng giá nhẹ trở lại vào lúc 8h sáng nay trước khi kỳ hạn tháng 6 đáo hạn, với dầu WTI tại New York tăng nhẹ lên 98,86 USD/thùng, còn dầu Brent tại London tăng lên 111,57 USD/thùng.

Tại Châu Á, giá dầu đầu sáng nay cũng tăng nhẹ trở lại sau khi giảm hơn 1 USD.

Chỉ trước đó vài tiếng, dầu thô giảm giá xa khỏi mức 100 USD/thùng vào lúc đóng cửa giao dịch vừa qua, bởi các số liệu kinh tế cho thấy sự lo ngại gia tăng, và bởi Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) khuyên các nước thành viên niên xuất dầu dự trữ ra nếu các nuocw sản xuất không tăng lượng cung.

Phiên giao dịch trước, dầu thô ở cả London và New York đã tăng trên 2 USD sau khi giảm giá khoảng 15-20 USD trong 2 tuần giao dịch trước đó, mức tăng mà một số nhà kinh doanh cho rằng quá nhiều.

Hiện các nhà đầu tư đang tập trung vào mối lo về nhu cầu dầu ở Mỹ, có giảm hay không sau khi xu hướng hồi phục kinh tế chậm lại đáng kể.

Thất nghiệp ở Mỹ vẫn trên 400.000 , mức cao 6 tuần liên tiếp, gây lo ngại về triển vọng hồi phục thị trường lao động.

Các số liệu khác cho thấy bán nhà ở Mỹ giảm tỏng tháng 4, và hoạt động của các nhà máy tăng chậm hơn nhiều so với dự kiến.

Trên thị trường ngũ cốc, lúa mì giảm giá 0,5% xuống 8,12 USD/bushel, sau khi diễn ra hoạt động bán lời bởi giá tăng 20% chỉ trong 1 tuần trước đó, do lo ngại về thời tiết.

Trên thị trường cao su, giá tại Tokyo giảm vào sáng nay do Yen Nhật giảm giá so với USD. Việc giá dầu hồi phục nhẹ có thể sẽ hậu thuẫn chút ít cho thị trường cao su.

Cao su Tokyo kỳ hạn tháng 10 giá giảm 1,5 Yen hay 0,4% xuống 379,9 yen/kg.

Tại Thượng Hải, cao su kỳ hạn tháng 9 tăng nhẹ 260 NDT, hay 0,8% lên 31.580 NDT (4.853,85 USD)/tấn.

Trên thị trường hàng hóa mềm, triển vọng nguồn cung ảnh hưởng xấu tới giá đường.

Đường kỳ hạn giảm giá mạnh sau khi báo cáo cho thấy nguồn cung từ 2 nước sản xuất và xuất khẩu lớn nhất thế giới là Brazil và Thái Lan gia tăng. Rabobank dự báo dư cung đường trên toàn cầu trong vụ 2011/12 sẽ đạt 5,7 triệu tấn, và cũng điều chỉnh tăng mức dự báo về dư cung trong vụ 2010/11 lên gần 3 triệu tấn.

Các nhà phân tích thuộc ngân hàng Itau BBA của Brazil thậm chí dự báo dư cung đường vụ 2011/12 còn cao hơn, khoảng 6-8 triệu tấn, tăng so với 3 triệu tấn vụ 2010/11.

Giá cà phê arabica giảm xuống mức thấp nhất trong vòng hơn 6 tuần nay, trong khi cacao vững đến giảm nhẹ.

Cà phê arabica hiện giá thấp hơn khoảng 15% so với mức kỷ lục cao 34 năm hồi đầu tháng này – 3,089 USD/lb, hiện ở mức khoảng 2,6370 USD/lb, mức thấp nhất kể từ ngày 4/4.

Trái lại, cà phê robusta kỳ hạn tháng 7 giá tăng 18 USD lên 2.549 USD/tấn, rút ngắn khoảng cách với arabica, bởi các nhà rang xay chuyển hướng sang loại này khi giá arabica quá cao.

Thị trường điều, sau nhiều tuần ế ẩm, đang hồi phục trở lại. Xuất khẩu từ Tây Phi đang tăng, song không nhiều như dự kiến. Lượng hàng xuất khẩu từ Tây Phi phải mất vài tuần mới tới tay các nhà chế biến, và từ nay tới khi đó giá điều sẽ tiếp tục vững ở mức hiện nay.

Trong 3 tuần qua, giá điều dao động ở mức từ 3,80 USD-3,85 USD đến 3,95 USD-4 USD mỗi lb (f.o.b.). Thị trường Ấn Độ bắt đầu sôi động trở lại sau 6 tuần trầm lắng cũng. các thương gia thường bắt đầu mua hàng từ cuối tháng 6 để dự trữ trước mùa tiêu thụ cao điểm – tháng 8 đến tháng 12.

Trong trung hạn, sau khoảng 2 tháng tới, thị trường dự kiến sẽ quay trở lại tình trạng thiếu cung.

Giá hàng hóa thế giới:

Hàng hóa

ĐVT

Giá

+/-

+/-(%)

+/-(so theo năm)

Dầu thô WTI

USD/thùng

98,45

-1,65

-1,7%

7,7%

Dầu thô Brent

 USD/thùng

111,45

-0,85

-0,8%

 17,6%

Khí thiên nhiên

 USD/gallon

4,094

 -0,104

-2,5%

 -7,1%

Vàng giao ngay

 USD/ounce

1492,40

-3,40

-0,2%

5,0%

Vàng kỳ hạn

USD/ounce

1493,59

-2,71

-0,2%

5,2%

Dollar

 

 75,108

 -0,367

-0,5%

 -5,0%

CRB

 

339,300

 -4,910

-1,4%

2,0%

Ngô Mỹ

 US cent/bushel

748,25

-1,50

-0,2%

 19,0%

Đậu tương Mỹ

 US cent/bushel

 1379,50

 0,00

 0,0%

 -1,0%

Lúa mì Mỹ

US cent/bushel

812,00

-5,00

-0,6%

2,2%

Cà phê Mỹ

 US cent/lb

 263,70

-6,35

-2,4%

9,6%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2979,00

 -16,00

-0,5%

 -1,8%

Đường Mỹ

US cent/lb

21,82

-1,03

-4,5%

-32,1%

Bạc Mỹ

 USD/ounce

 34,932

 -0,165

-0,5%

 12,9%

Bạch kim Mỹ

USD/ounce

1769,00

 -10,90

-0,6%

 -0,5%

Palladium Mỹ

USD/ounce

 728,15

-9,05

-1,2%

 -9,4%

Đồng Mỹ

US cent/lb

 405,25

-5,25

-1,3%

 -8,9%

Đồng LME

USD/tấn

 8948,85

-116,15

-1,3%

 -6,8%

 Nhôm LME

USD/tấn

2509,00

 10,00

 +0,40

1,58

Chì LME

USD/tấn

2466,00

 -7,00

 -0,28

 -3,29

Nickel LME

USD/tấn

 23850,00

295,00

 +1,25

 -3,64

Thiếc LME

USD/tấn

28250,00

0,00

 +0,00

5,02

Kẽm LME

USD/tấn

2162,00

 27,00

 +1,26

-11,90

 Nhôm SHFE

NDT/tấn

16605

 -25

 -0,15

 -1,40

Đồng SHFE

NDT/tấn

67170

-270

 -0,40

 -6,51

Thai RSS3 (T6)

USD/kg

5,11

0,01

 

 

Thai STR20 (T6)

USD/kg

4,60

0

 

 

Malaysia SMR20 (T6)

USD/kg

4,50

0

 

 

Indonesian SIR20 (T6)

USD/lb

2,00

0

 

 

(T.H – Tổng hợp từ Reuters, Bloomberg)