• Dầu thô tăng 2,2% do số liệu sản xuất khả quan của Mỹ
  • Đồng tăng mạnh nhất kể từ tháng 2
  • Đậu tương cao kỷ lục 7 tháng

(VINANET) – Hàng hóa bước vào quý 2 tăng giá, với dầu Mỹ tăng mạnh nhất kể từ tháng 2, trong khi đồng và đậu tương tăng giá nhờ được khích lệ bởi các số liệu kinh tế khả quan ở Mỹ và xu hướng cung-cầu.

Dầu thô tại New York giá tăng 2,2% bởi các nhà đầu tư phản ánh tích cực sau những dấu hiệu tăng trưởng hoạt động sản xuất ở Mỹ, và sự chậm trễ bốc xếp dầu thô ở châu Âu.

Giá đồng cũng tăng trên 2%, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 2 ở cả London và New York. Kim loại này là một trong những mặt hàng tăng giá mạnh nhất trong chỉ số CRB.

Giá đậu tương ở Chicago đạt mức cao kỷ lục 7 tháng sau khi hoạt động mua mạnh, bởi báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ cho thấy diện tích đậu tương năm nay giảm hơn dự kiến.

CRB tăng 1%, mức tăng mạnh nhất kể từ 22/2. Chỉ số này kết thúc quý I tăng quý thứ 2 liên tiếp. Chỉ số này được hỗ trợ bởi giá xăng tăng mạnh.

Xu hướng tăng giá hàng hóa xuất phát từ những dấu hiệu khả quan từ Mỹ và Trung Quốc.

Viện quản lý nguồn cung của Mỹ - ISM cho biết, chỉ số sản xuất tháng 3 của nước này tăng lên 53,4 điểm từ 52,4 điểm trong tháng 2, vượt dự báo của giới chuyên gia. Mức trên 50 cho thấy sự tăng trưởng của nền kinh tế.

Những tháng gần đây, lĩnh vực sản xuất của Mỹ có xu hướng tăng trưởng nhờ doanh số bán ô tô tăng mạnh. Doanh số ô tô loại nhẹ trong tháng 3 của Mỹ là 14,6 triệu chiếc, so với 15 triệu chiếc của tháng 2, mức cao nhất từ tháng 2/2008.

Chi tiêu của người tiêu dùng Mỹ-lực lượng đóng góp tới hơn một phần ba vào các hoạt động kinh tế Mỹ-trong tháng Hai vừa qua tăng khá mạnh, tới 0,8%. Đây là mức chi tiêu tăng mạnh nhất trong vòng 7 tháng qua, chứng tỏ người tiêu dùng Mỹ đã phần nào an tâm với viễn cảnh nền kinh tế.

Chỉ số PMI của lĩnh vực sản xuất Trung Quốc tháng 3/2012 tăng lên mức cao nhất trong 1 năm. Chuyên gia kinh tế Lu Ting thuộc Bank of America dự báo Ngân hàng Trung ương Trung Quốc sẽ hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc 2 lần trước khoảng thời gian cuối năm 2012. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng với nhóm ngân hàng lớn nhất, ví như ICBC, hiện ở mức khoảng 20,5%.

Theo “Báo cáo kinh doanh quốc tế” của Grant Thornton International thực hiện hàng quý tại 3.000 doanh nghiệp trên 40 quốc gia, chỉ số kinh doanh toàn cầu tăng khá lạc quan trong quý 1/2012.

Cải thiện rõ ràng nhất là các nền kinh tế trong khối G7, chỉ số lạc quan kinh doanh tăng 28% trong ba tháng qua, tăng dần từ -12% trong quý 4 năm 2011 tới 16% trong quý 1 năm 2012.

Triển vọng thị trường dầu mỏ sẽ tiếp tục duy trì ở mức giá cao trong những ngày tới, bởi tình hình Iran còn căng thẳng. Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 30/3 đã cho phép áp đặt các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào ngành dầu mỏ của Iran.

Tuy nhiên, ông Obama nhận định các thị trường thế giới có đủ dầu để đảm bảo động thái này sẽ không tác động đến người tiêu dùng Mỹ.

Dầu thô Mỹ kỳ hạn tháng tới giá tăng mạnh nhất kể từ 21/2, tăng 2,2% hay 2,21 USD lên 105,23 USD/thùng.

Dầu Brent tại London giá đạt 125,43 USD, tăng 2,55 USD.

Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

Giá

+/-

+/-(%)

+/-(so với đầu năm)

Dầu thô WTI

USD/thùng

 105,32

 2,30

 2,2%

6,6%

Dầu thô Brent

 USD/thùng

125,57

 2,69

 2,2%

 16,9%

Khí thiên nhiên

 USD/gallon

2,152

0,026

 1,2%

-28,0%

Vàng giao ngay

 USD/ounce

1677,50

 8,20

 0,5%

7,1%

Vàng kỳ hạn

USD/ounce

1679,01

11,11

 0,7%

7,4%

Đồng Mỹ

US cent/lb

 392,10

 9,60

 2,5%

 14,1%

Dollar

 

 78,836

 -0,168

-0,2%

 -1,7%

CRB

 

312,250

3,790

 1,2%

2,3%

Ngô Mỹ

 US cent/bushel

655,00

11,00

 1,7%

1,3%

Đậu tương Mỹ

 US cent/bushel

 1421,00

18,00

 1,3%

 18,6%

Lúa mì Mỹ

US cent/bushel

657,00

-3,75

-0,6%

0,7%

Cà phê arabica

 US cent/lb

 186,20

 3,75

 2,1%

-18,4%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2187,00

 -32,00

-1,4%

3,7%

Đường thô

US cent/lb

24,58

-0,13

-0,5%

5,8%

Bạc Mỹ

 USD/ounce

 33,098

0,614

 1,9%

 18,6%

Bạch kim Mỹ

USD/ounce

1649,10

10,80

 0,7%

 17,4%

Palladium Mỹ

USD/ounce

 658,80

 4,70

 0,7%

0,4%

(T.H – Reuters)