• Thị trường hàng hóa đảo chiều tăng sau khi liên tiếp giảm trong tháng 11 và 12, CRB tăng trên 2%
  • Nước cam tăng gần 25%, vàng tăng 11%
  • Đồng tăng 10%, bạc tăng 20%, dầu giảm
  • Khí gas giảm giá mạnh nhất trong tháng 1, giảm 16%
  • Các thị trường chờ đợi khả năng Mỹ tung ra gói QE3

(VINANET) – Thị trường hàng hóa thế giới phiên kết thúc tháng 1 đồng loạt giảm, là phiên giảm thứ 2 liên tiếp, sau khi USD tăng giá mạnh. Tuy nhiên tính chung trong tháng 1, thị trường hàng hóa đã tăng lần đầu tiên kể từ tháng 10, dẫn đầu là một số thị trường như nước cam và vàng.

Giá nước cam kỳ hạn tăng mạnh nhất trong tháng 1, tăng gần 25%, là tháng tăng mạnh nhất kể từ 1998.

Giá vàng tăng hơn 10% trong tháng và là tháng tăng mạnh nhất kể từ tháng 8, mặc dù vẫn còn thấp xa so với mức cao kỷ lục của tháng 9.

Đồng cũng tăng giá khoảng 10% trong tháng 1, và bạc tăng giá 20%, trong khi dầu thô giảm.

Khí thiên nhiên giảm giá mạnh nhất trong tháng, giảm 16%, do thời tiết mùa đông ấm áp bất thường ở đông bắc nước Mỹ khiến dự trữ khí gas tăng mạnh.

Chỉ số giá 19 nguyên liệu Thomson Reuters-Jefferies CRB tăng 2,3% trong tháng 1, sau khi liên tiếp giảm trong tháng 11 và 12.

Phiên giao dịch cuối tháng, chỉ số CRB giảm 0,5%.

Đồng đô la Mỹ biến động mạnh có thể là cơ hội để FED đưa ra quyết định về chính sách tiền tệ trong tháng 2 này. Thị trường tăng giá khiến các nhà đầu tư hy vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ thực hiện đợt mua trái phiếu chính phủ lần 3, hay còn gọi là chương trình nói lỏng định lượng QE3.

Một chính sách nới lỏng tiền tệ như vậy của ngân hàng trung ương Mỹ có thể khiến đồng USD giảm giá và đẩy tăng giá các loại hàng hóa và nhiều tài sản khác. Thị trường hàng hóa đã bứt phá khá mạnh khi Mỹ tung ra chương trình QE2 600 tỷ USD kết thúc vào tháng 6 năm ngoái.

“Rõ ràng tuần trước ông Bernanke đã để ngỏ khả năng sẽ thực hiện một đợt mua trái phiếu nữa”, ông Peter Buchanan, nhà kinh tế cấp cao của hãng CIBC World Markets ở Toronto nhận định. Tuần trước chủ tịch FED Ben Bernanke cho biết FED có kế hoạch duy trì lãi suất ở mức gần số 0 ít nhất tới 2014.

Các hàng hóa đã nổi lên như một kênh đầu tư chính kể từ sau năm 2005, khi thu hút được những khoản tiền khổng lồ như từ các quỹ hưu trí, các quỹ phòng hộ… khiến giá hàng hóa tăng mạnh như một biện pháp để các nhà đầu tư bảo toàn tài sản của mình chống lại lạm phát. Ngay cả sau khi các thị trường sụp đổ năm 2008, giá hàng hóa nhanh chóng tăng trở lại vào năm sau đó và đã hấp dẫn rất nhiều nhà đầu tư cho tới hết năm 2010.

Nhưng năm 2011 đầu tư mới vào các hàng hóa đã bay hơi mất gần một nửa, theo ước tính của Barclays Capital, khi giá hàng hóa giảm lần đầu tiên kể từ 2008 sau khi các nhà đầu tư không chắc chắn về biến động giá những mặt hàng như dầu mỏ, kim loại và kể cả nông sản.

Cần các chương trình kích thích

Kể cả khi giá hàng hóa hồi phục trong tháng 1, giá dầu thô – thành phần chính trong chỉ số CRB – vẫn giảm gần nửa phần trăm. Các nhà phân tích cho rằng thị trường hàng hóa cần một chương trình kích thích lớn, như gói QE3, để kích thích sự quan tâm của các nhà đầu tư.

Phiên cuối tháng, giá nước cam kỳ hạn tại Mỹ giảm gần 0,1% xuống 2,1 USD. Thị trường nước cam tiếp tục xu hướng tăng giá trong phiên cuối tháng sau khi ngành y tế Mỹ bắt giữ lô hàng có chứa thuốc diệt nấm bất hợp pháp từ Brazil và Canada.

Trong tháng, nước cam kỳ hạn tăng giá 24% do thiếu cung từ Brazil và lo ngại sương giá trong mùa đông sẽ làm giảm sản lượng.

Giá vàng kỳ hạn tăng gần nửa phần trăm trong phiên giao dịch cuối tháng, kết thúc ở mức 1.737 USD/ounce. Trong tháng 1, vàng tăng giá khoảng 11%, bởi lo ngại gia tăng về khủng hoảng nợ khu vực đồng euro. Vàng đã tăng giá mạnh nhất trong tháng 8, khi tăng 12%, trước khi lên kỷ lục trên 1.900 USD/ounce hồi tháng 9, để rồi sau đó sụt giảm nhanh chóng.

Dầu thô Mỹ giảm trước những số liệu kinh tế đáng thất vọng của Mỹ, mặc dù dầu thô London tăng trước hy vọng Hy Lạp sẽ đạt được thỏa thuận về tái cơ cấu nợ.

Dầu thô Mỹ phiên cuối tháng giảm 0,3%, giảm phiên thứ 3 liên tiếp, kết thúc ở 98,48 USD/thùng, do giá nhà ở Mỹ thấp hơn dự báo, niềm tin của người tiêu dùng và hoạt động kinh doanh ở khu vực trung tây nước Mỹ cũng kém hơn dự kiến b an đầu. Trong tháng, giá dầu thô Mỹ giảm khoảng 0,4%.

Giá khí gas kỳ hạn tại New York giảm 21 US cent hay 7.7% trong phiên cuối tháng, xuống 2,503 USD/mBtu. KHí gas đã giảm xuống mức thấp nhất 10 năm là 2,231 USD hồi đầu tuần trước, kết thúc tháng 1 giảm 16,3% và trở thành mặt hàng giảm giá mạnh nhát từ đầu năm tới nay trong chỉ số CRB.

Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

Giá

+/-

+/-(%)

+/-(so với đầu năm)

Dầu thô WTI

USD/thùng

98,40

-0,38

-0,4%

 -0,4%

Dầu thô Brent

 USD/thùng

111,04

 0,29

 0,3%

3,4%

Khí thiên nhiên

 USD/gallon

2,503

 -0,210

-7,7%

-16,3%

Vàng giao ngay

 USD/ounce

1737,80

 6,80

 0,4%

 10,9%

Vàng kỳ hạn

USD/ounce

1739,01

10,37

 0,6%

 11,2%

Đồng Mỹ

US cent/lb

379,00

-3,65

-1,0%

 10,3%

Dollar

 

 79,322

0,155

 0,2%

 -1,1%

CRB

 

 312,310

 -1,600

-0,5%

2,3%

Ngô Mỹ

 US cent/bushel

 639,00

 7,25

 1,2%

 -1,2%

Đậu tương Mỹ

 US cent/bushel

1199,00

13,75

 1,2%

0,0%

Lúa mì Mỹ

US cent/bushel

 666,00

21,25

 3,3%

2,0%

Cà phê Mỹ

 US cent/lb

215,05

-1,55

-0,7%

 -5,8%

Cacao Mỹ

USD/tấn

 2291,00

11,00

 0,5%

8,6%

Đường Mỹ

US cent/lb

 23,64

-0,21

-0,9%

1,8%

Bạc Mỹ

 USD/ounce

33,262

 -0,265

-0,8%

 19,2%

Bạch kim Mỹ

USD/ounce

1588,10

 -28,20

-1,7%

 13,0%

Palladium Mỹ

USD/ounce

686,35

-2,15

-0,3%

4,6%

(T.H – Reuters)