(VINANET) – Giá dầu và các hàng hoá khác lúc đóng cửa phiên giao dịch 29/9 trên thị trường thế giới (rạng sáng 30/9 giờ VN) hồi phục sau khi sụt giảm mạnh phiên trước đó, bởi thông tin Đức tán thành việc gia tăng quỹ giải cứu khu vực đồng euro, làm giảm lo ngại về khả năng vỡ nợ của Hy Lạp. Nhưng tính chung trong cả tháng 9 cũng như quý 3/2011, giá đã giảm mạnh.

Quý 3 là một dấu mốc buồn của thị trường hàng hoá, khi giá giảm mạnh nhất kể từ quý 4 năm 2008.

Như vậy tình trạng thị trường hàng hoá quý 2 và 3 năm nay có một đặc điểm chung: Giá giảm mạnh nhất kể từ 2008, nhưng cấp độ giảm của quý 3 tồi tệ hơn nhiều so với quý 2.

Đồng - chỉ báo kinh tế chủ chốt – vừa qua quý giảm giá mạnh nhất kể từ 2008 bởi lo ngại về nhu cầu của Trung Quốc và những áp lực kinh tế vĩ mô toàn cầu vẽ nên một bức tranh u tối cho kim loại công nghiệp.

Chỉ số 19 nguyên liệu CRB của Reuters phiên sạng sáng nay tăng gần 1% nhờ giá lúa mì, đậu tương, cà phê, xăng dầu và nhiều hàng hoá khác tăng khá mạnh, song cũng không đủ để bù đắp mức sụt giảm thê thảm mấy phiên giao dịch trước.

Tính chung trong tháng 9 cũng như quý 3, CRB đã mất khoảng 10%.

Đồng đã hai lần trong một tuần phá đáy 7000 USD/tấn, do lo ngại khả năng Hy lạp vỡ nợ lên tới trên 90% và tỷ lệ thất nghiệp cao ở Mỹ cùng chính sách thắt chặt tiền tệ tại Trung Quốc. Kim loại này đã trượt xuống mức thấp nhất 14 tháng.

Đồng chỉ mới hồi phục giá vài giờ trước đây sau khi có một số thông tin khả quan về kinh tế vĩ mô của Mỹ, cùng tin nguồn cung ở Peru có thể lại gặp trục trặc, và Đức nhất trí tăng cường hỗ trợ tài chính cho các nước yếu trong khu vực.

Đồng lúc rạng sáng nay giá 7.230 USD/tấn. Tính chung trong quý, đồng đã mất giá gần 25%.

Dầu thô tại Mỹ sáng nay giá tăng 93 US cent hay gần 1,2%, kết thúc ở 82,90 USD/thùng. Tính chung trong quý, dầu mất giá khoảng 13%, kỷ lục giảm kể từ quý cuối năm 2008.

Đường và thịt lợn phiên giao dịch rạng sáng nay có mức giá tăng mạnh nhất kể từ tháng 7, song cũng giảm mạnh so với cuối tháng trước.

Đồng USD giảm giá trở lai so với Euro. Chứng khoán bắt đầu xanh trở lại.

Tuy nhiên so với cuối tháng 6, chỉ số chứng khoán thế giới GSCI đã mất tới 9,3%.

Triển vọng thị trường hàng hoá quý 4 cho tới nay vẫn là ẩn số của một bài toán khó. Những diến biến khó lường của quý 3 cho thấy thị trường hàng hoá lúc này cực kỳ nhạy cảm với bất cứ thông tin kinh tế tài chính nào.

Dự báo biên độ dao động giá trong quý 4 sẽ còn tiếp tục mạnh, bởi việc Đức đồng ý tăng quỹ giải cứu Hy Lạp mới chỉ là một bước tiến triển trong việc giải quyết khủng hoảng nợ, và con đường đó còn đầy chông gai. Thị trường hàng hoá và tiền tệ sẽ tiếp tục đón nhận những cú sốc mới.

Giá hàng hoá thế giới quý 3

Hàng hóa

ĐVT

Giá sáng 30/9

+/- (so với 29/9)

Giá sáng 30/8

Giá sáng 30/6

+/-(so 30/9/2010)

Dầu thô WTI

USD/thùng

 82,90

 0,00

88,82

95,07

-11,0%

Dầu thô Brent

 USD/thùng

104,26

 0,45

114,60

112,00

 10,0%

Khí thiên nhiên

 USD/gallon

3,747

0,000

4,054

4,374

-14,9%

Vàng giao ngay

 USD/ounce

1617,30

-0,80

1831,70

1499,70

 13,8%

Vàng kỳ hạn

USD/ounce

1614,05

 0,00

1823,95

1499,49

 13,7%

Đồng Mỹ

US cent/lb

 323,60

 -19,35

 418,70

428,25

-27,2%

Đồng LME

USD/tấn

 7230,15

 -20,85

 9275,00

9430,00

-24,7%

Dollar

 

 77,946

0,094

 74,149

74,386

 -1,4%

CRB

 

305,960

2,380

342,570

338,050

 -8,1%

Ngô Mỹ

 US cent/bushel

632,50

 1,75

757,50

629,00

0,6%

Đậu tương Mỹ

 US cent/bushel

 1230,00

 6,50

 1449,00

1306,25

-11,7%

Lúa mì Mỹ

US cent/bushel

654,25

15,50

745,25

584,75

-17,6%

Cà phê Mỹ

 US cent/lb

 231,15

-2,35

 289,10

265,60

 -3,9%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2694,00

30,00

3098,00

3151,00

-11,2%

Đường Mỹ

US cent/lb

26,85

 1,17

29,68

26,34

-16,4%

Bạc Mỹ

 USD/ounce

 30,085

 -1,412

 41,699

34,832

 -2,8%

Bạch kim Mỹ

USD/ounce

1528,30

-5,90

1856,20

1726,10

-14,1%

Palladium Mỹ

USD/ounce

 633,80

 -15,20

 788,10

760,65

-21,1%

(T.H - Tổng hợp từ Reuters, Bloomberg, AFP)