(VINANET) - Thị trường hàng hoá thế giới vừa trải qua một tuần đầy biến động. Ba ngày cuối tuần, mỗi ngày là một xu hướng giá. Sau phiên 19/5 tăng mạnh nhất trong vòng 2 tháng, phiên 20/5 giá đột ngột đảo chiều giảm mạnh, nhưng lại đảo tăng trở lại vào phiên kết thúc tuần, 21/5, sau khi USD tăng giá mạnh do những vấn đề tài chính bất lợi ở khu vực đồng Euro.

Đây là một trong những tuần kinh tế thế giới chứng kiến những số liệu xấu nhất từ đầu năm tới nay, bởi hầu như mọi con số đều thấp hơn dự kiến.

Ngân hàng Bundesbank của Đức thông báo nền kinh tế lớn nhất Châu Âu này có thể mất đà tăng trưởng. Triển vọng kinh tế Mỹ trong 3-6 tháng tới suy giảm lần đầu tiên kể từ tháng 6, và lượng nhà bán ra cũng giảm ngoài dự kiến.

USD đã tăng giá gần 1% trong phiên giao dịch cuối tuần so với các đồng tiền chủ chốt. Chỉ số giá 19 nguyên liệu Reuters-Jefferies CRB cũng tăng 0,7% trong cùng ngày.

Phiên 21/5, giá dầu thô tại Mỹ - chiếm gần ¼ chỉ số CRB, hồi phục mạnh. Ngô, đồng và vàng cũng tăng cùng chiều.

Chỉ số giá dầu miền Tây Texas (Dầu thô ngọt nhẹ) kỳ hạn tháng 7 tăng 1% vào lúc đóng cừa giao dịch.

Tại London, dầu Brent kỳ hạn tháng 6 - vừa đáo hạn vào cuối tuần – giá giảm 0,9%, còn tính từ đầu tháng giảm tới 12,4%. Tuy nhiên, so với một năm trước đây, giá hiện cao hơn 45%.

Nhiều thông tin trái chiều đang tác động lên thị trường dầu mỏ. Ngân hàng Bundesbank của Đức thông báo nền kinh tế lớn nhất Châu Âu này có thể mất đà tăng trưởng.

Triển vọng kinh tế Mỹ trong 3-6 tháng tới suy giảm lần đầu tiên kể từ tháng 6, và lượng nhà bán ra cũng giảm ngoài dự kiến.

Nhưng yếu tố Trung Quốc đang hậu thuẫn thị trường dầu. Khả năng nước này sẽ thiếu điện trầm trọng nhất trong vòng 7 năm, buộc các nhà máy phải phụ thuộc nhiều hơn và dầu để phát điện.

Nhu cầu diezel ở Trung Quốc có thể tăng 6,5% trong năm nay, lên 3,35 triệu thùng/ngày do các nhà sản xuất phải dùng diezel để phát điện.

Vàng tăng giá 1,5% trong phiên cuối tuần, mức tăng mạnh nhất trong vòng 2 tuần, do lượng mua đầu cơ tăng mạnh, sau khi triển vọng tài chính ở Châu Âu xấu đi.

Tính chung trong tuần qua, giá vàng tăng 1,5%, song vẫn thấp hơn 4% so với mức cao kỷ lục 1.575 USD/ounce hồi đầu tháng 5.

Bạc cũng tăng giá 0,6% vào phiên cuối tuần, nhưng cũng thấp hơn 30% so với mức kỷ lục 49,51 USD hôm 28/4.

Vàng đã giảm giá liên tiếp suốt 3 trong 4 phiên giao dịch cuối tuần, sau những thống kê về sản xuất và bán nhà ở Mỹ gây thất vọng, và sự thiếu chắc chắn về thời điểm kết thúc chương trình mua trái phiếu của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).

Bông giảm giá liên tiếp 2 phiên cuối tuần do những dấu hiệu cho thấy nhu cầu trên toàn cầu đang giảm sút. Mặc dù vậy, tính chung trong tuần giá vẫn tăng 7,2%, mức tăng mạnh nhất kể từ đầu tháng 3, bởi thời tiết đe doạ giảm sản lượng ở Trung Quốc và Mỹ.

Liên đoàn Dệt may Ấn Độ cho biết họ có kế hoạch giảm 1/3 sản lượng do nhu cầu “giảm mạnh” Ấn Độ là nước sản xuất bông lớn nhất thế giới.

Giá bông đã giảm 29% từ mức kỷ lục cao hồi tháng 3 do tiêu thụ ở Trung Quốc - nước sử dụng nhiều nhất thế giới - giảm sút.

Chỉ trong vòng 1 tháng qua, giá bông đã giảm 21%, sau khi lập kỷ lục cao 2,197 USD/lb hôm 7/3.

Ngô có tuần tăng giá mạnh nhất trong vòng hơn 7 tháng, tăng 11%, do việc giá giảm trong 2 tuần qua có thể thúc đẩy nhu cầu tăng từ các nhà nhập khẩu. Ngô tái thiết lập mức cao kỷ lục tính từ 27/4.

Đậu tương, lúa mì cũng tăng giá.

Thời tiết xấu ở Châu Âu – nơi chiếm khoảng 1/5 sản lượng toàn cầu, có thể khiến sản lượng giảm khoảng 12%.

Giá gạo Châu Á tuần qua đồng loạt giảm, do nguồn cung tăng và nhu cầu thấp.

Gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam giá đã giảm khoảng 15 USD/tấn xuống chỉ 465-475 USD/tấn, trong khi gạo 25% tấm xuất khẩu cũng giảm tương tự, xuống mức 425-440 USD/tấn.

Gạo 100% B xuất khẩu của Thái Thái Lan giá giảm xuống khoảng 495 USD/tấn, thấp hơn 5 USD so với một tuần trước đây.

Hiện trên thị trường chỉ có một số nhà xuất khẩu đang bốc xếp gạo để thực hiện hợp đồng với Philippine, nhưng khối lượng không đủ nhiều để giữ giá ổn định. Trong khi đó, vụ lúa Hè-Thu ở đồng bằng sông Cửu Long sắp cho thu hoạch - khoảng đầu tháng 7, sẽ khiến nguồn cung gia tăng.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết tính từ đầu năm tới nay, các nhà xuất khẩu đã ký hợp đồng xuất tổng cộng 3,9 triệu tấn gạo, trong đó 2,75 triệu tấn đã được xuất đi, phần còn lại 1,15 triệu tấn sẽ bốc xếp nốt từ nay tới tháng 6.

Trong khi đó, các nhà xuất khẩu đang trữ khoảng 1,66 triệu tấn gạo trong kho, cao hơn lượng cần giao cho khách hàng. Như vậy, giá gạo trong nước và xuất khẩu hầu như không có cơ hội tăng trong khoảng 2 tháng tới.

Vụ Hè-Thu ở đồng bằng sông Cửu Long có năng suất cao thứ 2 trong năm, chỉ sau vụ Đông-Xuân. Chất lượng lúa vụ này không cao, nên thường được chế biến thành các loại gạo 15% tấm và 25% tấm.

Dầu cọ Malaysia tăng giá lên mức cao kỷ lục 6 tuần do xuất khẩu gia tăng, cho thấy nhu cầu mua mạnh.

Ước tính trong 20 ngày đầu tháng 5, Malaysia đã xuất khẩu 794.322 tấn dầu cọ, tăng 29,7% so với cùng kỳ tháng trước.

Malaysia là nước sản xuất dầu cọ lớn thứ 2 thế giới. Tại nước sản xuất lớn nhất, Indonesia, sản lượng năm nay dự kiến giảm gần 4% xuống 21 triệu tấn do mưa quá nhiều.

Cacao giảm giá xuống mức thấp nhất trong vòng nhiều tháng vào phiên cuối tuần do Bờ Biển Ngà khôi phục hoạt động xuất khẩu sau nhiều tháng nguồn cung bị gián đoạn bởi nội chiến.

ICE dự báo dư cung cacao thế giới niên vụ 2010/11 sẽ rất cao, khoảng 250,000 đến 300.000 tấn.

Lượng cacao đến các cảng Bờ Biển Ngà đang cao hơn khoảng 13% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cà phê arabica giảm xuống mức thấp nhất 6,5 tuần, do triển vọng kinh tế Châu Âu u ám sau khi Fithc giảm mức đánh giá tín dụng nợ của Hy Lạp xuống 3 nấc, trước cuộc bầu cử của Tây Ban Nha sắp diễn ra trong vài ngày tới. Cà phê robusta cũng giảm giá cùng chiều.

Cao su Tokyo giảm giá vào phiên giao dịch cuối tuần do đồng Yen tăng giá và giá cao su Thượng Hải giảm. Tuy nhiên, giá cao su physical trên thị trường Châu Á lại diễn biến trái chiều.

Hợp đồng kỳ hạn tháng 10 tại Tokyo giá giảm xuống 378,1 Yen vào phiên 21/5. Tính chung trong tuần, giá tăng nhẹ theo xu hướng dầu mỏ.

Thị trường hạt tiêu tuần qua giảm giá, với giá tiêu loại 500 G/l FAQ của Việt Nam giá giảm xuống 5.450 USD/tấn và loại 550 G/l là 5.770 USD/tấn, giảm khoảng 400 USD mỗi tấn so với một tuần trước đây.

Hạt tiêu xô hiện giá về gần sát mức 100.000 đồng/kg, cũng giảm khoảng 11% so với cuối tuần trước.

Vụ thu hoạch tiêu đã kết thúc, nhưng nhu cầu mua lúc này rất thấp, bởi mặc dù giá đang giảm, song vẫn cao gấp đôi so với một năm trước đây, và các nhà chế biến đã mua gần đủ lượng dự trữ cần thiết, bởi lo ngại tình trạng thiếu cung trong năm nay sẽ đẩy giá tăng mạnh.

Xuất khẩu tiêu của Việt Nam tháng 4 ước đạt 16.000 tấn, kim ngạch đạt 80 triệu USD, đưa khối lượng tiêu xuất khẩu 4 tháng đạt 42.000 tấn với kim ngạch xuất khẩu 208 triệu USD, giảm 4,9% về lượng và giá trị tăng tới 53,5% so với cùng kỳ, theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Thị trường hạt điều tuần qua khởi sắc, với giá điều W320 của Ấn Độ và Việt Nam vững ở mức 3,95-4 USD/lb, còn điều vỡ giá 3,25-3,35 USD/lb (FOB).

Nhu cầu điều nhân lúc này khá cao, trong khi nguồn cung hạn hẹp. Hầu hết các nhà chế biến điều Việt Nam đang chào giá bán tăng thêm vài US cent cho mỗi lb.

Hiện nay mùa vụ đã kết thúc ở khu vực Đông Nam Bộ; tại khu vực Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ bắt đầu kể từ tháng 5/2011 sẽ cho thu hoạch và kết thúc vào cuối tháng 5/2011. Do biến đổi khí hậu toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng, đã làm chậm thời vụ, hư hại nhiều diện tích điều và là tác nhân làm cho sâu bệnh phát triển, gây ảnh hưởng tới chất lượng điều, và làm giảm khoảng 15% sản lượng.

Giá điều thô trên thị trường trong nước và thế giới cũng tăng trở lại sau tháng 4 sụt giảm. Xuất khẩu từ Tây Phi đang tăng, song không nhiều như dự kiến. Lượng hàng xuất khẩu từ Tây Phi phải mất vài tuần mới tới tay các nhà chế biến, và từ nay tới khi đó giá điều sẽ tiếp tục vững ở mức hiện nay. Trong trung hạn, sau khoảng 2 tháng tới, thị trường dự kiến sẽ quay trở lại tình trạng thiếu cung.

Trong 3 tuần qua, giá điều dao động ở mức từ 3,80 USD-3,85 USD đến 3,95 USD-4 USD/lb (f.o.b.), và ở tất cả các thị trường đều có khách hàng mua hợp đồng kỳ hạn giao vào quý 3.

Thị trường Ấn Độ sau 6 tuần trầm lắng cũng bắt đầu sôi động trở lại. các thương gia thường bắt đầu mua hàng từ cuối tháng 6 để dự trữ trước mùa tiêu thụ cao điểm – tháng 8 đến tháng 12.

Trên thị trường kim loại cơ bản, đồng có một tuần tăng giá, lên mức cao kỷ lục hơn 2 tuần, bởi triển vọng nhu cầu tăng từ Trung Quốc, trong khi dự trữ giảm ở kho tại Thượng Hải và nhu cầu mua tăng tại các thị trường Châu Á.

Trung Quốc là nước tiêu thụ đồng lớn nhất thế giới - gần 40% tổng nhu cầu khoảng 21 triệu tấn trên toàn cầu năm nay.

Trên sàn London, giá đồng giao sau 3 tháng kết thúc tuần ở mức 9.071 USD/tấn từ mức giá 8.950 USD/tấn đạt được phiên trước.

Giá các kim loại cơ bản khác trừ Niken và Thiếc cũng đều tăng trong phiên giao dịch cuối tuần.

Trung Quốc là nước tiêu thụ đồng lớn nhất thế giới, chiếm 40% toàn cầu với khối lượng tiêu thụ ước đạt 21 triệu tấn trong năm nay.

Tuy nhiên sự phục hồi này con khá mong manh do những lo lắng về kinh tế thế giới. Những số liệu không khả quan từ Mỹ và khủng hoảng nợ công ở châu Âu đẩy hàng hóa nguyên liệu nói chung và mặt hàng đồng nói riêng dưới áp lực giảm giá.

Dự trữ đồng của Sở giao dịch hàng hóa London (LME) giảm nhẹ nhưng vẫn cao hơn 1% so với 10 tháng trước.

Giá hàng hóa thế giới:

Hàng hóa

ĐVT

Giá

+/-

+/-(%)

+/-(so theo năm)

Dầu thô WTI

USD/thùng

99,61

 1,05

 1,1%

9,0%

Dầu thô Brent

 USD/thùng

112,63

 1,21

 1,1%

 18,9%

Khí thiên nhiên

 USD/gallon

4,230

0,136

 3,3%

 -4,0%

Vàng giao ngay

 USD/ounce

1508,90

16,50

 1,1%

6,2%

Vàng kỳ hạn

USD/ounce

1513,70

22,10

 1,5%

6,6%

Dollar

 

 75,467

0,344

 0,5%

 -4,5%

CRB

 

341,560

2,260

 0,7%

2,6%

Ngô Mỹ

 US cent/bushel

759,50

11,25

 1,5%

 20,7%

Đậu tương Mỹ

 US cent/bushel

 1380,25

 0,75

 0,1%

 -1,0%

Lúa mì Mỹ

US cent/bushel

806,50

-5,50

-0,7%

1,5%

Cà phê Mỹ

 US cent/lb

 259,15

-4,55

-1,7%

7,8%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2902,00

 -77,00

-2,6%

 -4,4%

Đường Mỹ

US cent/lb

22,41

 0,59

 2,7%

-30,2%

Bạc Mỹ

 USD/ounce

 35,087

0,155

 0,4%

 13,4%

Bạch kim Mỹ

USD/ounce

1769,40

 0,40

 0,0%

 -0,5%

Palladium Mỹ

USD/ounce

 735,50

 7,35

 1,0%

 -8,4%

Đồng Mỹ

US cent/lb

 412,15

 6,90

 1,7%

 -7,3%

Đồng LME

USD/tấn

 9080,00

 131,00

 1,5%

 -5,4%

 Nhôm LME

USD/tấn

2500,00

1,00

 +0,04

1,21

Chì LME

USD/tấn

2510,00

 37,00

 +1,50

 -1,57

Nickel LME

USD/tấn

 23540,00

-15,00

 -0,06

 -4,89

Thiếc LME

USD/tấn

27750,00

 -500,00

 -1,77

3,16

Kẽm LME

USD/tấn

2151,00

 16,00

 +0,75

-12,35

 Nhôm SHFE

NDT/tấn

 16635,00

5,00

 +0,03

 -1,22

Đồng SHFE

NDT/tấn

 67230,00

100,00

 +0,15

 -6,43

Kẽm SHFE

NDT/tấn

 16870,00

-80,00

 -0,47

-13,38

Thai RSS3 (T6)

USD/kg

5,10

 -0,01

 

 

Thai STR20 (T6)

USD/kg

 4,55

 -0,05

 

 

Malaysia SMR20 (T6)

USD/kg

 4,52

 +0,02

 

 

Indonesian SIR20 (T6)

USD/lb

 2,06

+0,06

 

 

 

(T.H – Tổng hợp từ Reuters, Bloomberg)