* Vàng giảm cùng chiều với thị trường chứng khoán
    * Đồng xuống mức thấp nhất gần 1 tháng
    * Dầu Brent giảm 4 phiên liên tiếp

(VINANET) – Giá vàng tiếp tục giảm hơn 2% trong khi giá đồng giảm gần 3% và giá bạc giảm 4% vào lúc đóng cửa phiên giao dịch đầu tuần, 21/11 (rạng sáng 22/11 giờ VN), do lo sợ gia tăng về khủng hoảng nợ châu Âu và Mỹ.

Hầu hết các nông sản Mỹ cùng dầu thô cũng đồng loạt giảm giá.

Chỉ số 19 nguyên liệu Reuters-Jefferies CRB giảm 1,1% phiên vừa qua, xuống 308,81, phiên thứ 3 liên tiếp giảm giá và hiện ở mức thấp nhất hơn 4 tuần.

Khối lượng giao dịch hàng hóa Mỹ dự kiến sẽ tiếp tục thấp trước ngày lễ Tạ ơn sẽ diễn ra vào 24/11.

Chứng khoán Mỹ cũng giảm điểm mạnh, chỉ số CBOE đo độ hoảng sợ tăng gần 7%. Lo ngại về suy thoái toàn cầu khiến các nhà đầu tư ồ ạt bán tháo từ hàng hóa tới cổ phiếu.

Các chỉ số chứng khoán Mỹ giảm tiếp 2% sau 2 phiên giảm giá trước đó, do lo ngại nợ công Mỹ, EU rơi vào bế tắc. S&P 500 giảm 1,9%, mạnh nhất kể từ tháng 9, trong 4 phiên giảm 5,2%. Khối lượng giao dịch đạt khoảng 7,6 tỷ cổ phiếu trên 3 sàn New York, Amex, Nasdaq, thấp hơn mức trung bình 8 tỷ cổ phiếu/ngày.

Quốc hội Mỹ không đạt được thỏa thuận, kéo dài bế tắc đảng phái tới cuộc bầu cử 2012 và thiết lập việc tự động giảm chi tiêu 1.200 tỷ USD. Giới đầu tư lo ngại thất bại này có thể khiến xếp hạng tín dụng Mỹ bị hạ, dù đến nay chưa có hãng xếp hạng nào lên tiếng bình luận.

Chứng khoán châu Âu lao dốc, chỉ số Stoxx 600 giảm 3,2%, mức mạnh nhất kể từ đầu tháng 11. Chỉ số FTSE 100 của Anh cũng giảm 2,6% và chỉ số Dax của Đức mất 3,35%.

Tại châu Âu, lợi suất trái phiếu chính phủ của Pháp, Tây Ban Nha, Italia tiếp tục tăng cao bất chấp kết quả bầu cử của Tây Ban Nha. Điều này làm gia tăng lo ngại khủng hoảng nợ công lây lan rộng ngoài Hy Lạp, gây rủi ro cho các ngân hàng Mỹ.

Vàng, tài sản an toàn điển hình, giảm giá bởi các nhà đầu tư buộc phải bán tháo để bù lỗ cho các thị trường cổ phiếu. Vàng giao ngay giảm 2,3% xuống 1.682,61 USD/ounce. Bạc giao ngay giảm 4,1% xuống 31,06 USD/ounce. Số liệu thống kê mới nhất cho thấy nhập khẩu bạc vào Trung Quốc giảm 26% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đồng xuống mức giá thấp nhất gần 1 tháng, do lo ngại nợ nần ở Mỹ và châu Âu gia tăng sẽ tác động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế và nhu cầu các kim loại công nghiệp.

Bởi đồng và các kim loại cơ bản khác là loại hàng hóa cực kỳ nhạy cảm với yếu tố kinh tế nên lúc này không nhà đầu tư nào mạo hiểm nắm giữ nhóm hàng này, mà chuyển hết sang tiền mặt.

Tại Sở giao dịch Kim loại London, đồng kỳ hạn 3 tháng giảm xuống 7.252 USD/tấn, còn tại New York kỳ hạn tháng 12 giảm 2,9% xuống 3,3030 USD/lb.

Dầu thô Brent giảm phiên thứ 4 liên tiếp, bởi kinh tế vĩ mô sa sút chắc chắn sẽ tác hại tới nhu cầu dầu. Giá dầu thô tại London kỳ hạn tháng 1 giảm 68 US cent xuống 106,88 USD/thùng, trong khi dầu thô Mỹ giảm 77 US cent xuống 96,92 USD/thùng.

Ngoài ra, việc đồng USD tăng giá so với các loại tiền tệ khác cũng góp phần làm thị trường dầu mất sức. Phiên hôm qua, chỉ số USD, thước đo giá trị đồng bạc xanh với rổ 6 loại tiền tệ chủ chốt khác, đã tăng lên 78,279 điểm, từ mức 78,098 điểm trong phiên cuối tuần trước.

Tom Bentz, chuyên gia của BNP Paris ở New York, nhận định, "những lo lắng về nợ công toàn cầu đã quay trở lại gây sức ép lên thị trường dầu. Theo chuyên gia này, nhà đầu tư tiếp tục lo lắng về khả năng cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu sẽ kéo lùi đà tăng trưởng của kinh tế thế giới, từ đó nhấn chìm tốc độ tiêu thụ các sản phẩm năng lượng.

Hôm qua, trong báo cáo cập nhật hàng tuần, hãng xếp hạng tín dụng Moody's đã khiến nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu Pháp hoảng hốt, khi Moody's đặt tầm ngắm vào xếp hạng tín nhiệm AAA của nền kinh tế lớn thứ hai châu Âu này.

Đồng quan điểm này, Victor Shum, nhà phân tích thuộc công ty tư vấn năng lượng Purvin and Gertz, có trụ sở tại Singapore, nhận định giá dầu vẫn đang chịu sức ép bởi mối lo ngại dai dẳng của giới đầu tư về "cơn bão nợ" tại "lục địa già".

Ngoài cuộc khủng hoảng nợ tại Eurozone, thị trường "vàng đen" còn chịu tác động từ lời cảnh báo của Phó Thủ tướng Trung Quốc Vương Kỳ Sơn rằng chắc chắn sẽ xảy ra một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu bắt nguồn từ khủng hoảng tài chính thế giới và đợt suy thoái này sẽ kéo dài.

Thị trường nông sản cũng chịu chung số phận với các hàng hóa khác khi thiếu chắc chắn về triển vọng kinh tế toàn cầu gia tăng. Tại Chicago, giá ngô, lúa mì và đậu tương đồng loạt giảm.

Cacao tiếp tục đà giảm giá xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5/2009.

Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

Giá

+/-

+/-(%)

+/-(so với đầu năm)

Dầu thô WTI

USD/thùng

97,36

-0,27

-0,3%

6,5%

Dầu thô Brent

 USD/thùng

107,23

-0,33

-0,4%

 13,1%

Khí thiên nhiên

 USD/gallon

3,399

0,083

 2,5%

-22,8%

Vàng giao ngay

 USD/ounce

1678,60

 -46,50

-2,7%

 18,1%

Vàng kỳ hạn

USD/ounce

1682,35

 -43,24

-2,5%

 18,5%

Đồng Mỹ

US cent/lb

 330,30

-9,90

-2,9%

-25,7%

Đồng LME

USD/tấn

 7310,00

-215,00

-2,9%

-23,9%

Dollar

 

 78,270

0,206

 0,3%

 -1,0%

CRB

 

308,810

 -3,400

-1,1%

 -7,2%

Ngô Mỹ

 US cent/bushel

597,75

 -12,50

-2,1%

 -5,0%

Đậu tương Mỹ

 US cent/bushel

 1148,00

 -20,25

-1,7%

-17,6%

Lúa mì Mỹ

US cent/bushel

591,50

-6,75

-1,1%

-25,5%

Cà phê Mỹ

 US cent/lb

 232,20

-2,00

-0,9%

 -3,5%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2264,00

 -44,00

-1,9%

-25,4%

Đường Mỹ

US cent/lb

24,09

 0,12

 0,5%

-25,0%

Bạc Mỹ

 USD/ounce

 31,116

 -1,301

-4,0%

0,6%

Bạch kim Mỹ

USD/ounce

1542,10

 -44,90

-2,8%

-13,3%

Palladium Mỹ

USD/ounce

 585,80

 -19,35

-3,2%

-27,1%

(T.H – Reuters)