Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) cho biết giá hàng hóa đã tăng một cách kinh ngạc trong năm 2009 và được dự kiến tăng thêm vào năm 2010 do phục hồi kinh tế của thế giới tiếp tục sau khi khủng hoảng toàn cầu.

Nhà kinh tế học Thomas Helbling của IMF cho biết, bắt đầu năm 2009, sự sụt giảm mạnh giá của năm trước dường như báo trước sự nghèo nàn thông thường của thị trường hàng hóa trong và sau khi tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên cuối cùng giá cả phục hồi tương đối sớm và cấp độ phục hồi mạnh từ quý II năm 2009 mặc dù hàng tồn kho cao.

Sự phục hồi giá hàng hóa này ở giai đoạn đầu của sự phục hồi sản xuất công nghiệp toàn cầu (và vượt hơn của phát triển kinh tế thế giới) trái ngược với những gì xảy ra trong quá khứ. Sau thời kỳ suy thoái công nghiệp toàn cầu trước đây, giá cả thường tiếp tục giảm hoặc tăng ở mức độ khiêm tốn, thấp hơn nhiều mức tăng trong năm nay.

Helbling lấy ví dụ chỉ số giá hàng hóa của IMF tăng 40% trong 8 tháng khi sản xuất công nghiệp toàn cầu chạm đáy trong tháng 2 năm 2009. Ngược lại sau sự suy thoái trước đây, chỉ số này chỉ tăng trung bình 5% trong 8 tháng từ điểm đáy. Tuy nhiên giá hàng hóa cũng giảm nhanh hơn và với biên độ lớn hơn trong nửa cuối năm 2008 so với sự suy thoái trước đây.

Trả lời cho câu hỏi điều gì lý giải cho việc giá hàng hoá phục hồi sớm, nhà kinh tế Helbling cho biết đối với giá của tài sản rủi ro thông thường, động lực ban đầu đến từ nhận thức rằng điều tồi tệ nhất của khủng hoảng toàn cầu đã qua và việc can thiệp công trên phạm vi rộng đã thành công làm giảm bất ổn và những rủi ro hệ thống trong lĩnh vực tài chính. Ngược lại với bối cảnh tình hình cải thiện như dự kiến trong triển vọng gần, thị trường hàng hóa được lợi từ các ưu đãi tăng để giữ các kho hàng.

Đồng thời nhà kinh tế nói rằng, các điều kiện tài chính được cải thiện cung cấp khả năng tăng tín dụng cho các kho hàng với mức giá thông thường hơn, trong khi dòng vào các quỹ hàng hóa tăng cao có thể tạo thuận lợi cho các nghiệp vụ tự bảo hiểm của kho hàng hóa. Nhu cầu tăng hơn nữa trong tương lai đối với kho hàng hóa và mức độ ổn định hóa trong việc tăng kho hàng do nhu cầu của người dùng cuối đã thoát khỏi đáy, đã cho phép hấp thụ dễ dàng hơn nguồn cung dư thừa vẫn tiếp tục (nguồn cung hiện tại trừ  đi tiêu thụ hiện tại của người dùng cuối). Kết quả là áp lực giảm giá đối với giá giao hàng ngay đã được giảm nhẹ.

Hơn nữa vào năm 2009, động lực tăng cường đến với các nước Châu Á mới nổi và do đây là một năm phát triển, nói chung hoạt động toàn cầu mạnh hơn dự báo. Dấu hiệu ngày càng tăng về hoạt động kinh tế tương đối thuận lợi tại nhiều nền kinh tế mới nổi và đang phát triển đã có tác động mạnh lên giá hàng hóa, do triển vọng về nhu cầu hàng hóa tăng lên phụ thuộc vào sự phát triển tại các nền kinh tế này, số liệu trong bảng cho biết sự tăng bền vững tại thị trường các nước. Hơn nữa, nhu cầu hàng hóa tại các nền kinh tế này khả quan hơn tại các nước phát triển.

Thomas Helbling nói rằng trong những xu hướng tăng giá này, cường độ tăng giá trong năm 2009 đã có thay đổi đáng kể trên giá hàng hóa. Giá nhiên liệu và kim loại tăng cao hơn giá thực phẩm và nhiên liệu nông nghiệp chưa chế biến. Sự biến động về giá đã phản ánh sự khác biệt thông thường về tính nhạy cảm chu kỳ của nhu cầu hàng hóa và các yếu tố đặc trưng về hàng hóa.

Điển hình, trên thị trường dầu mỏ, giá không chỉ được hỗ trợ bởi các kỳ vọng phục hồi mà cả bởi cắt giảm nguồn cung của OPEC, trong khi giá kim loại đã tăng bởi Trung Quốc mua thêm hàng cũng như một số nguồn cung bị hạn chế. Ngược lại, kết quả của vụ mùa thuận lợi làm giảm gía một số cây lương thực chính trong nửa cuối năm 2009.

Nhìn sang năm 2010, ông Helblingổch rằng giá của nhiều loại hàng hóa có thể tăng thêm nữa. Thông thường nhu cầu là động lực chính của áp lực tăng giá, do hoạt động toàn cầu được dự báo rộng rãi sẽ mở rộng thêm ở tốc độ nhanh hơn. Với việc kho dự trữ vẫn giữ trên mức trung bình đối với nhiều loại hàng hóa và khả năng thay thế dự phòng trong nhiều mặt hàng, áp lực tăng giá có thể vẫn giữ ở mức vừa phải trong một thời gian, trừ khi sự phát triển của kinh tế toàn cầu mạnh hơn dự báo hoặc các bất ngờ khác dẫn đến sự sụt giảm nhanh chóng các kho hàng này.

Triển vọng giá hàng hóa cũng phụ thuộc nhiều hơn vào các điều kiện kinh tế vĩ mô, bao gồm sự tăng giá hàng hóa và dịch vụ giao dịch quốc tế nói chung.

Nhà kinh tế nói rằng thông tin về giá giao hàng tại chỗ dự kiến trong tương lai bắt nguồn từ sự lựa chọn giao dịch kỳ hạn hàng hóa thiết yếu xác nhận rằng các nhà đầu tư dự đoán giá cao hơn trong năm 2010, nhưng khả năng sự tăng đột biến giá hàng hóa khác dường như xa vời trong ngắn hạn.

Thị phần tiêu thụ hàng hoá trên thị trường các nước mới nổi (%)

Dầu thô

 

1993

43,1%

2002

45,8%

2008

51,8%

Nhôm

 

1993

32,4

2002

42,8

2008

59,2

Đồng

 

1993

35,2

2002

49,3

2008

61,7

Lúa mì

 

1993

76,9

2002

70,5

2008

70,7

Nguồn: Cơ quan Năng lượng Quốc tế, Cơ quan Thống kê Kim loại Thế giới, và Bộ Nông nghiệp Mỹ

Dự kiến giá giữ ở mức cao

Nhìn vào triển vọng giá hàng hóa từ góc độ dài hạn cho thấy giá được kỳ vọng giữ ở mức cao bởi. Ông Helbling nhận định tác động của khủng hoảng đã làm giảm giá ở một chừng mực nào đó, thấp hơn so với những đỉnh cao của năm 2008, nhưng nhưng nhu cầu được kỳ vọng tiếp tục tăng ở nhịp độ vững chắc do công nghiệp hóa tiếp tục ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển. Để giải quyết nhu cầu này cuối cùng sẽ cần mở rộng công suất thêm nữa trong nhiều lĩnh vực hàng hóa.

(Vinanet)