Tổng thống Joko Widodo tái khẳng định, ông ủng hộ hoàn toàn chính sách của chính phủ, được thiết kế để tăng cường đầu tư công suất chế biến.

Quốc gia có nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á đã tạm dừng xuất khẩu khoáng sản thô, bao gồm quặng nickel, đồng và bauxite trong tháng 1/2014, để thúc đẩy đầu tư các cơ sở sản xuất hàng hóa có giá trị hơn. Kể từ sau đó, giá kim loại giảm, trong bối cảnh lo ngại rằng, suy thoái Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu, trong khi các quốc gia đối thủ bao gồm Phippines, Australia bù đắp vào phần thiếu hụt. Sau khi lệnh cấm có hiệu lực, Indonesia đã thu hút 2,4 tỉ USD vào đầu tư kim loại, R. Sukhyar, chủ tịch của Hiệp hội chế biến kim loại và khoáng sản Indonesia nói tại hội nghị.

Giá suy giảm

Indonesia từng là nhà cung cấp nickel khai thác lớn nhất thế giới, được sử dụng sản xuất thép không gỉ. Giá nickel tinh chế giao kỳ hạn 3 tháng tại Sở giao dịch kim loại London giảm từ 13.900 USD/tấn vào cuối năm 2013, xuống mức thấp 9.100 USD/tấn vào tháng trước. Giá nickel tinh chế, hợp đồng benchmark ở mức 9.740 USD/tấn hôm thứ ba (22/9), giảm 36% trong năm nay.

“Vệc cấm xuất khẩu quặng không chắc chắn sẽ  là nhân tố rất lớn và hy vọng họ không làm bất kỳ sự trì hoãn nào”, Jim Lennon, tại Macquarie Group Ltd. cho biết, người dự báo thị trường nickel toàn cầu sẽ thâm hụt trong năm 2016.

“Đó là sự bắt đầu chậm chạp”, Lennon nói với các phóng viên tại hội nghị. “Các nhà máy luyện kim Indonesia muốn giá nickel ở mức khoảng 15.000 USD/tấn để hòa vốn. Bởi vậy, khi chúng ta thấy giá nickel ở mức 10.000 USD/tấn, mức giá này không khuyến khích”. 

Theo Vũ Lanh

NhanhieuViet.gov.vn

Nguồn: NhanhieuViet.gov.vn