Trong khi các đơn vị sản xuất phân bón, ngoài VINACHEM như Việt - Nhật hay BACONCO đang bán các sản phẩm phân bón ở mức tăng giá khiến nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long lo ngại, còn nông dân các vùng vừa ra khỏi đợt rét đậm, rét hại kéo dài phía Bắc vẫn chưa kịp trông cây lúa vào đòng mà giá phân bón đang nhích lên, thì đây là một thông tin khích lệ nông dân cả.

Một số quan chức VINACHEM cho hay: Hiện nay, giá nguyên liệu cho sản xuất phân bón đang tăng cao, mặt khác thuế xuất khẩu phân bón của các nước trong khu vực cũng tăng (chẳng hạn phân bón của Trung Quốc tăng từ 30-35% lên 100-135%)... nên các đơn vị sản  xuất  phân  bón  ngoài VINACHEM đã phải tăng giá bán. Tuy nhiên, với khoảng 1,7 triệu tấn NPK bán ra hàng năm, VINACHEM chiếm đến 70% thị phần trong nước (khoảng 2,4 triệu tấn) do đó giá của VINACHEM sẽ giữ vị trí bình ổn thị trường. Hiện tại, giá bán phân bón NPK 16-16-8 của Công ty phân bón Bình Điền (VINACHEM) là 11,227 triệu đồng/tấn, thấp hơn giá 13 triệu đồng tấn sản phẩm cùng loại của Việt  - Nhật hoặc BACONCO và vẫn còn dưới giá thành sản xuất là hơn 1 triệu đồng/tấn. Rõ ràng là VINACHEM và các công ty thành viên đang phải gồng mình chịu lỗ để chia sẻ cùng nông dân trong thời điểm khó khăn của nền kinh tế nước ta.

Không tăng giá phân bón, dù mặt hàng quan trọng này không thuộc danh mục 11 mặt hàng mà Chính phủ quy định không được tăng giá, các doanh nghiệp sản xuất phân bón thuộc VINACHEM đang tích cực góp phần kiềm chế lạm phát theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và đang giữ vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước trên lĩnh vực này vào thời điểm nhạy cảm của nền kinh tế nước ta hiện nay.

 

 

Nguồn: Hà Nội mới ngày